Thao Trinh – Người thích tự do và lang thang như gió -
  • Trang chủ
  • Chuyện nghề
  • Đọc
  • Me
Thao Trinh – Người thích tự do và lang thang như gió -
Trang chủ
Chuyện nghề
Đọc
Me
  • Trang chủ
  • Chuyện nghề
  • Đọc
  • Me
Đọc

Sprint Retrospective: Cuộc họp này nói về điều gì, thực hiện như thế nào và tại sao chúng ta cần nó.

thaotrinh.info__sprint-retrospective-cuoc-hop-nay-noi-ve-dieu-gi-thuc-hien-nhu-the-nao-va-tai-sao-chung-ta-can-no

Trong tất cả các sự kiện của Scrum, đây có lẽ là sự kiện hay bị “bỏ-qua” nhất của các team, trong khi đó, Srpint Retrospective lại lại một sự kiện rất quan trọng.

Cuộc họp Sprint retrospective được tổ chức ngay sau sự kiện sprint review, nhưng trước khi bắt đầu sự kiện sprint planning cho một sprint mới. Khi kết thúc cuộc họp sprint retrospective, đội phát triển nên chỉ ra những cải tiến mà sẽ được thực hiện ở sprint tiếp theo.

Chúng ta cần biết gì về cuộc họp Retrospective?

Cuộc họp sprint retrospective để nhóm có thể nhìn lại sprint vừa qua, giúp nhóm tự thanh tra và lập kế hoạch cho những cải thiện sẽ được thực hiện ở sprint tiếp theo (hoặc tương lại).

Có một cách tốt để cuộc họp trở nên hiệu quả là trả lời những câu hỏi sau:

  • Những điều đã làm tốt
  • Những điều cần cải thiện
  • Những điều đã không thực hiện tốt ở sprint trước đó.
Bằng cách trả lời những câu hỏi trên, bạn cần:
  • Thanh tra xem sprint vừa rồi đã diễn ra như thế nào, những vấn đề cần quan tâm về: con người, các mối quan hệ, công cụ và quy trình.
  • Xem lại những điều đã làm tốt và xem những chỗ cần cải thiện.
  • Xây dựng kế hoạch để thực hiện những cải tiến đối với quy trình làm việc của nhóm phát triển.

AI NÊN THAM DỰ CUỘC HỌP RETROSPECTIVE?
Scrum master và nhóm phát triển cộng tác trong cuộc họp retrospective và cố gắng tìm kiếm những cải tiến.

Product owner có thể tham dự hoặc không, các bên liên quan không cần tham dự buổi họp này.

CUỘC HỌP SPRINT RETROSPECTIVE NÊN KÉO DÀI BAO LÂU
Nhiều nhất là 3 tiếng với sprint 1 tháng. Đối với những sprint ngắn hơn, cuộc họp này có thể rút ngắn.

Các cách thực hiện buổi họp sprint retrospective hiệu quả

THỰC HIỆN CÁC BƯỚC NHỎ, NHƯNG CỤ THỂ.
Thực hiện cải tiến yêu cầu nhóm phát triển phải tạo ra những thay đổi. Và sự thay đổi bao giờ cũng gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là khi nó mang tới những giá tri tốt hơn.
Tìm kiếm những cải tiến nhỏ, những thay đổi tích cực có thể được nhóm thích nghi nhanh hơn.
Ví dụ, nếu burndown chart của bạn chưa đáp ứng được kỳ vọng giống biểu đồ lý tưởng, bạn nên tìm kiếm xem tại sao vấn đề này lại xảy ra. Lý do có vẻ luôn là do các user story chưa được làm rõ một cách đúng đắn và chưa được chia nhỏ thành cách nhiệm vụ phù hợp. Điều này có thể dẫn tới những kế hoạch không chính xác, và làm bạn trở nên lo lắng.

GIỮ SỰ TÍCH CỰC
Khi thanh tra các vấn đề để cải tiến, rất dễ chúng ta sẽ bị tập trung vào các vấn đề tiêu cực, và vì vậy nên tránh nó ngay từ đầu.
Các nghiên cứu cho thấy, để đạt năng suất làm việc tốt hơn, sự tích cực đóng một vai trò rất quan trọng. Bằng việc tập trung vào những khía cạnh tích cực của sprint trước và nói rằng nó có thể tiếp tục cải thiện, bạn sẽ thiết lập một trạng thái tốt trong cuộc họp và tránh để một cuộc họp hiệu quả trở nên xấu đi.

GHI NHẬN VÀ KHUYẾN KHÍCH SỰ ĐÓNG GÓP CỦA CÁC THÀNH VIÊN.
Trong suốt cuộc họp retrospective, hãy dành vài phút để ghi nhận những đóng góp của các thành viên một cách chân thành. Điều này có thể rất tích cực khi bạn và mọi người vừa thảo luận về “những gì đã có thể làm tốt hơn ở sprint trước”, điều này cũng giúp nhóm của bạn “muốn” tiến về phía trước.

ĐẢM BẢO CUỘC HỌP KHÔNG BỊ CHI PHỐI
Cuộc họp retrospective được sử dụng để tăng sự cộng tác. Đảm bảo rằng ý kiến của mọi thành viên về những gì hoạt động tốt và có thể được cải thiện trong buổi họp đều được lắng nghe cẩn thận. Nếu cuộc thảo luận bị chi phối bởi một người, thì scrum master có thể phải tham gia và là người tạo điều kiện cho nhóm có không gian để nói lên ý kiến của mình.

PHẢN TƯ VỀ RETROSPECTIVE
Khi họp retrospective, bạn có thể nhận thấy một vài điểm mà bạn muốn cải thiện. Tuy vậy, hãy nhớ nhìn lại về các cuộc họp retrospective lần trước và xem liệu bạn có cải tiến được điều gì không? Nếu những việc cần làm để cải tiến (được rút ra từ cuộc họp trước) bạn chưa thực hiện được. Có khả năng quá trình thực hiện cải tiến của bạn chưa thực sự tốt. Hãy dành thời gian để suy nghĩ về nó trước khi đưa ra những hành động mới – mà rất có thể lại được thực hiện dở dang.

 

Dịch và hiệu chỉnh từ nguồn: zepel.io

March 13, 2020by thaotrinh
Đọc

Sách đã đọc

thaotrinh.info__sach-da-doc

Làm 1 bài viết về sách mà mình đã đọc theo từng năm. Ghi lại trải nghiệm đọc của bản thân và làm nơi để lưu lại những giá trị về con người mình.

2021

  • Khi nào – Thời điểm hoàn hảo
  • Đọc sách hiệu quả
  • Lược sử thế giới
  • Storytelling with data

2020

  • Phương pháp đọc sách hiệu quả – Mortimer J.Adler & Charles Van Doren
  • Làm ra làm, chơi ra chơi
  • Làm lãnh đạo phải biết tạo niềm vui
  • Đọc sách thông minh – Dương Trọng Tấn
  • Tâm lý học thành công – Carol S. Dweck
  • Agile Y – Nguyễn Hiển
  • Cách sống – Inamori Kazuo
  • Cha giàu cha nghèo – Robert Kiyosaki & Sharon Lechter
  • Kiếp nào ta cũng thuộc về nhau
  • Steve Jobs – Sức Mạnh Của Sự Khác Biệt

2019

  • Đi ngang Hà Nội
  • Cuộc sống rất giống cuộc đời
  • Trang Tử Nam Hoa Kinh
  • Quân khu Nam Đồng
  • Những người thích đùa
  • Bố già
  • Già thiên tiên hiệp
  • Ông trăm tuổi trèo qua cửa sổ và biến mất
  • Được Việc Dương Trọng Tấn
  • Tôi tự học Nguyễn Duy Cần
  • Hỏa Ngục
  • Nguồn Cội
  • Côn luân Phượng Ca
  • Tiểu sử Step Job
  • Bản đồ mindmap
  • Lối sống tối giản của người Nhật
  • Chiến tranh tiền tệ
  • Kì thư khuyến học của fukuzawa yukichi (Khuyến Học)
January 4, 2020by thaotrinh
Đọc

Đọc kì thư khuyến học của fukuzawa yukichi

thaotrinh.info__Fukuzawa-Yukichi-doc-ki-thu-khuyen-hoc-cua-fukuzawa-yukichi

Sách hay cho thanh niên lười học. Tức là mình đáng lẽ phải ngồi học thi mà thấy sách hay quá cắm mặt đọc hết mất cuối tuần.

Sách có cách lập luận rất hay về việc học tập tăng tri thức, coi đó là nhiệm vụ của toàn dân.

Dân ngu dễ trị – cứ áp dụng chính sách bạo tàn. Vì không có tri thức nên Trên bảo sao Dưới đành nghe vậy. Làm gì có ai tốn công giải thích cho kẻ không biết gì?

Nếu dân có tri thức, nhà nước phải đề ra pháp luật, thực thi và giám sát.

Mà trên đời mấy ai thích một chế độ bạo tàn, quân phiệt?

Vậy cái gốc vẫn là ở tri thức!

December 17, 2019by thaotrinh
Đọc

Tôi có thể làm gì trong những năm 20 tuổi để giúp phát triển bản thân và cả sự nghiệp của tôi?

thaotrinh.info__toi-co-the-lam-gi-trong-nhung-nam-20-tuoi-de-giup-phat-trien-ban-than-va-ca-su-nghiep-cua-toi

Link: https://www.quora.com/What-can-I-do-in-my-20s-that-will-benefit-my-future-self-personally-and-professionally/answer/Dylan-Woon-1

Trả lời: Dylan Woon – Nhà giáo dục phi chính thống, Chuyên viên phân tích Biz, Nhà đầu tư

Năm nay tôi 25 tuổi. Đây là những gì tôi đã và đang làm:

XEM CUỘC ĐỜI BẠN NHƯ MỘT CHUỖI CÁC DỰ ÁN TIẾP NỐI NHAU. ĐÂY LÀ LÍ DO:

1) Hầu hết mọi người đều nghĩ cuộc đời của họ có các giai đoạn cơ bản như thế này: Đại học > Đi làm > Kết hôn > Có con > Về già. Không có vấn đề gì khi nghĩ như vậy cả, nhưng bạn sẽ bỏ lỡ rất nhiều tiềm năng chưa được khai phá của bản thân đó.

2) Hãy nhìn cuộc đời của bạn như thế này: Có một thói quen > Học một kĩ năng mới > Tạo ra sản phẩm > Tự đánh giá > Thử nghiệm > Học kĩ năng khác. Hoặc những thứ tương tự như vậy. Sự phát triển của bạn sẽ nhanh hơn bạn bè ít nhất là gấp ba lần. Thậm chí bạn còn có thể đạt được hơn thế nhiều.

3) Các dự án ở đây có thể là bất cứ điều gì, đó có thể là tạo ra một sản phẩm hay học một kĩ năng, miễn là bạn muốn biết thêm về nó. Bạn có thể tạo một dự án cá nhân hoặc dự án nhóm về một thứ bạn yêu thích. Sẽ tốt hơn nữa nếu dự án của bạn chính là thứ xã hội đang có nhu cầu.

4) Khi tôi lần đầu thực hiện các dự án cá nhân của mình, tôi nghĩ rằng phần thưởng lớn nhất là việc chứng kiến dự án của mình thành công. Tuy nhiên, tôi đã nhận được phần thưởng còn lớn hơn thế nhiều: đó là nhìn thấy bản thân phát triển. Tôi hi vọng bạn cũng sẽ có trải nghiệm tương tự như vậy.

5) Khả năng quản lí và thực hiện một dự án nói lên rất nhiều về bản thân bạn. Bây giờ câu hỏi đặt ra ở đây là: Liệu bạn có sẵn sàng bắt tay vào thực hiện không?

SẮP XẾP LẠI THƯ VIỆN TINH THẦN CỦA BẠN. ĐÂY LÀ CÁCH ĐỂ LÀM ĐIỀU ĐÓ:

1) Hãy đọc nhiều thể loại sách phi hư cấu, chẳng hạn như hóa học, triết học, kế toán, kinh doanh, đầu tư và tư duy để xây dựng thư viện tinh thần của bạn. Bạn làm điều này không phải là để trở thành một tên mọt sách chán ngắt, mà là để giúp bạn thân làm quen với việc thường xuyên tiếp xúc với cái mới và sự không thoải mái khi tiếp xúc với những thứ hoàn toàn mới.

2) Đừng lo lắng nếu bạn không thể nhớ tất cả những gì mình đọc, bạn không cần phải làm điều đó. Quá trình hiểu một điều gì đó quan trọng hơn việc ghi nhớ nó. Thông tin quanh ta thì rất nhiều, nhưng có khả năng xử lí những thông tin đó thì rất hiếm. Sau cùng, bạn là một con người, chứ không phải là cái máy để lưu trữ thông tin.

3) Tôi đề nghị bạn đọc sách bởi vì điều này còn giúp bạn rèn luyện sự tập trung. Dù sao thì, bạn học rất nhiều qua sách vở, các trang web giáo dục hay các kênh Youtube. Đây chính là những nguồn tài nguyên trực tuyến có sẵn bạn có thể sử dụng. Hãy nhắc bản thân luyện tập khả năng tập trung khi học trực tuyến, bởi vì cái giá cho sự mất tập trung là khá đắt (tốn thời gian, dễ bị phân tâm, phát triển những thói quen xấu,..)

4) Vậy thì ta nên học gì? Hãy tự học về những chủ đề mà bạn thích. Tôi là một kĩ sư đã tốt nghiệp đại học, và tôi đang tự học Khoa học dữ liệu (Data science) và Máy học (Machine learning) qua internet. Mặc dù còn lâu tôi mới có hiểu biết sâu sắc về hai lĩnh vực này, nhưng khả năng suy nghĩ và phân tích của tôi đang được cải thiện trong quá trình học.

5) Đừng lo lắng về việc bạn không có thời gian. Hãy bắt đầu chỉ với 30 phút mỗi ngày. Sẽ tốt hơn nếu bạn xem đây chỉ là một sở thích. Đây cũng chính là những gì tôi làm. Đừng làm việc này với tầm nhìn và lợi ích trong ngắn hạn mà hãy nhớ rằng chúng ta làm việc này vì những lợi ích dài hạn trong tương lai.

THỬ THÁCH TƯ DUY CỦA BẠN. ĐÂY LÀ LÍ DO

1. Theo kinh nghiệm của tôi, nếu bạn không tiến lên thì bạn sẽ thụt lùi. Nếu chúng ta nghĩ rằng mình đang dậm chân tại chỗ, điều đó có nghĩa rằng chúng ta đang đang trở nên kém đi. Và cách tốt nhất để cải thiện bản thân là tự thử thách chính mình.

2. Phần lớn mọi người đợi cho chướng ngại xuất hiện và bắt họ phải thay đổi, nhưng đó không phải là chiến thuật tốt nhất. Hãy là người tự thử thách bản thân bằng cách trở thành kẻ thách thức chính mình. Đó là cách bạn nâng cao trình độ bản thân, thay vì phụ thuộc vào những tiêu chuẩn mọi người xung quanh đặt ra cho bạn.

3. Bạn có thể nghĩ về việc một người thành công nhờ chiến thắng một cuộc thi nào đó, người mà họ cảm thấy thích thú với những gì mình đang làm và tạo ra những kết quả phi thường. Nhưng tôi nghĩ rằng đó đơn giản chỉ là anh ta không đợi những khó khăn xuất hiện để thử thách chính mình (mà âm thầm luyện tập mỗi ngày).

4. Trong tuần qua, tôi đã thử thách cách tôi cân bằng giữa kỉ luật và dòng chảy (*), kiểm tra sự hiểu biết của tôi về chủ nghĩa tư bản và xem lại những thói quen buổi sáng của tôi. Tôi sẽ không nói chi tiết ở đây, nhưng đó cơ bản là những gì tôi đã làm. Tôi đã chia sẻ những gì tôi học được từ việc tự thử thách chính tôi với vợ vào hôm qua, trong khi tôi lái xe xuống thị trấn.

[Người dịch: dòng chảy là trạng thái tập trung cao độ, đến mức chỉ có bạn và thứ bạn đang đang làm thôi, thường khi đã vào “dòng chảy” rồi thì rất khó để ngưng lại vì lúc đó chúng ta sẽ cảm thấy thích thú và “sướng” khi làm việc. Ý tác giả khi anh ấy nói phải thử thách chính mình để cân bằng giữa kỉ luật và dòng chảy, tức là anh ấy còn những việc khác phải làm theo lịch trình, và việc vào “dòng chảy” sẽ trì hoãn các công việc tiếp theo, vì thế anh ấy phải tìm cách cân bằng giữa kỉ luật và dòng chảy. Ý anh ấy là vậy]

5. Khi bạn thử thách chính mình, bạn không cần phải nói cho cả thế giới biết điều đó. Hãy nhớ mục đích của bạn là gì. Sự tiến bộ xảy ra ở bên trong, và những sự cải thiện này sẽ thu hút những thứ bên ngoài phù hợp với những thay đổi bên trong của bạn. Đừng thử thách bản thân để gây ấn tượng với người khác. Hãy gây ấn tượng với chính mình. Nếu bạn làm điều này đủ lâu, bạn sẽ nhận thấy rằng thử thách bản thân có thể là một khoái cảm.

THỬ NGHIỆM. ĐÂY LÀ NHỮNG GÌ TÔI MUỐN NÓI

1) Chúng ta thường không thành công trong những lần đầu tiên. Đó là cách mọi sự diễn ra. Không có đứa bé nào có thể bước đi một cách vững vàng trong lần đầu tiên cả. Không có một doanh nhân nào thành công trong việc xây dựng những công việc kinh doanh triệu đô/tỉ đô trong lần khởi nghiệp đầu tiên cả. Bạn hiểu ý tôi chứ?

2) Tôi đã từng ngây thơ và ngu ngốc khi nghĩ rằng, bằng cách không ngừng chuẩn bị, tôi sẽ có thể làm được điều gì đó một cách hoàn hảo và đạt được những kết quả tuyệt vời. Nhưng không. Mọi thứ không diễn ra theo cách đó. Tôi thường tự cười vào mặt mình mỗi khi tôi nhớ đến chuyện này.

3) Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không cần phải chuẩn bị. Chúng ta vẫn phải chuẩn bị. Chúng ta vẫn phải lên kế hoạch. Chúng ta phải tự trang bị cho bản thân những kĩ năng, tư duy phù hợp và cả đồng đội nữa.

4) Sau đó, hãy thử nghiệm. Hãy xác định những ý tưởng của bạn. Hãy cố gắng biến chúng thành sự thật và xem thử ý tưởng nào là tốt nhất. Chúng ta có thể thử nghiệm bất cứ đâu, bất cứ khi nào – trong cuộc sống hằng ngày, trong công việc, trong các mối quan hệ hay trong phòng thí nghiệm. Ví dụ, tôi đang thử nghiệm nhiều phương pháp giáo dục khác nhau và quy trình quản lý tại trung tâm giáo dục của tôi. Qua thời gian, tôi đã có được những kết quả tốt hơn lúc trước.

5) Điểm mấu chốt là chúng ta cần phải thử nghiệm một cách khôn ngoan. Đừng thử những thứ gây nguy hiểm và nhận những kết quả không đáng có. Nguồn tài nguyên sẵn có rất có giá trị, đừng sử dụng hết tất cả ngay từ những bước đầu tiên. Tôi tin rằng bạn có thể biết được làm thể nào để thực hiện những thử nghiệm thông minh và trở nên thông minh hơn.

HÃY DÀNH THỜI GIAN VỚI NHỮNG NGƯỜI THÔNG MINH HƠN BẠN. ĐÂY LÀ LÍ DO:

1) Bạn là trung bình cộng của 5 người bạn dành thời gian tiếp xúc nhiều nhất. Tâm thức của chúng ta chịu ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh, dù chúng ta có thừa nhận điều đó hay không. Cá nhân tôi nhận thấy rằng điều này rất đúng, mặc dù tôi đã từng không tin điều này.

2) Chừng nào bạn vẫn còn cởi mởi để học hỏi điều mới, những người thông minh sẽ nâng bạn lên ngang trình độ của họ. Đó là một quá trình tự nhiên – giống như việc bạn tiếp xúc với những người điềm tĩnh sẽ giúp bạn trở nên bình tĩnh hơn.

3) Nếu mọi người xung quanh bạn không quan tâm đến việc phát triển bản thân như bạn thì sao? Hãy dành thời gian với những tác giả sách hoặc những người nổi tiếng. Nói cách khác, hãy đọc sách hoặc xem những đoạn phim của họ hoặc về họ trên mạng.

4) Để kết nối với những người hướng dẫn (mentor) hoặc những người giỏi, bạn cần phải thực hiện hai điều này: hãy giao tiếp với họ và mang lại những giá trị cho họ. Hãy cho trước khi bạn có thể nhận điều gì. Nếu bạn nghĩ rằng mình không có gì để cho họ cả, hãy nâng cấp bản thân cho đến khi bạn có điều gì đó để cho người khác. Ví dụ, tôi đang viết điều này để thu hút những người có tư duy giống bạn. Tiếng Anh không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ của tôi, ngôn ngữ tôi sử dụng là tiếng Trung Quốc đại lục (Mandarin). Tôi đã tự luyện viết cho đến khi tôi có thể viết tốt như bạn đang thấy tôi đang viết trên Quora.

5) Bạn không cần phải chấp nhận bất cứ ai bước vào cuộc đời của bạn. Bạn có quyền chọn những mối quan hệ của mình. Vì thế hãy lựa chọn một cách khôn ngoan.

Nếu bạn có thể thực hành 5 điều này đủ tốt, bạn sẽ trở nên thông minh và thông tuệ hơn.

Có lẽ tôi sẽ thêm 5 điều khác vào danh sách này vào một ngày nào đó. (Hơn 2 năm rồi OP vẫn chưa update :V)

Chúng ta rồi sẽ tiến bộ cùng nhau!

——–

Bạn có thể chia sẻ bài viết tại đây: facebook

November 14, 2019by thaotrinh
Page 4 of 6« First...«3456»

About me

Đề xuất cho bạn

Định nghĩa công việc theo phương pháp S.M.A.R.T

Định nghĩa công việc theo phương pháp S.M.A.R.T

Revision database

Revision database

Tạo đối tượng trong C# từ url API hoặc Json String

Git hướng dẫn cơ bản cho người mới

Git hướng dẫn cơ bản cho người mới

Không phải làm bao nhiêu mà là tạo ra bao nhiêu

Không phải làm bao nhiêu mà là tạo ra bao nhiêu

Bài mới

  • Định nghĩa công việc theo phương pháp S.M.A.R.T
  • Họp xong việc và họp thêm việc
  • Giá trị của Scrum Master trong case study của Leflair
  • Sự khác biệt giữa làm việc chăm chỉ và làm việc chăm chỉ một cách thông minh.
  • Một tách trà

Mọi người quan tâm

No comments to show.

Chuyên mục

  • Agile (APM)
  • Chuyện nghề
  • Đọc
  • Học nghề
  • Làm thợ
  • Uncategorized

Tags

Agile Dev Kanban Marketing Nhóm Scrum Sách Sản phẩm Think Tôi tự học

Người học thức, tức là người thà biết ít mà thật biết những gì mình biết, còn những gì mình không biết, thì cũng biết rõ là mình không biết. “Không có sự dốt nát nhục nhã bằng tin tưởng rằng mình đã biết trong khi mình chưa biết”. Văn hóa là một vấn đề thuộc phẩm chứ không phải thuộc lượng

© 2015 copyright thaotrinhminh@gmail.com // All rights reserved // Privacy Policy