Thao Trinh – Người thích tự do và lang thang như gió -
  • Trang chủ
  • Chuyện nghề
  • Đọc
  • Me
Thao Trinh – Người thích tự do và lang thang như gió -
Trang chủ
Chuyện nghề
Đọc
Me
  • Trang chủ
  • Chuyện nghề
  • Đọc
  • Me
Đọc

Sự sáng tạo là từ đâu?

su-sang-tao-la-tu-dau-thaotrinh.info

Câu trả lời là cuộc sống, everything.

Thấy một bạn lái xe be chạy qua với tiếng xích xè xè. Chợt nghĩ nếu be tặng các gói bảo dưỡng cho tài xế khi đạt số cuốc, đạt số km, đạt tỉ lệ rate trên tháng thì sao nhỉ.

Cộng tác  với các trung tâm bảo dưỡng, chia lợi ích, tăng phúc lợi cho tài xế. Cuộc chiến giành thị phần sẽ không chỉ là bài toán kinh doanh, mà còn rất nhân văn nữa. Xe tốt thì an toàn, hẳn rồi.

Đọc lối sống tối giản của người Nhật cũng học luôn được bài học kinh doanh mới. Hạn chế lựa chọn của người tiêu dùng cũng có thể thúc đẩy họ mua hàng.

May 17, 2020by thaotrinh
Đọc

Làm startup hay làm công ty to

thaotrinh__lam-startup-hay-lam-cong-ty-to

Hôm trước mình ăn trưa với một anh kỹ sư rất giỏi về chuyên môn. Anh đang làm ở một tập đoàn công nghệ lớn đã được 6 năm. Khi thấy mình chuyển sang làm khởi nghiệp, anh bảo anh muốn tìm cơ hội mới nhưng chưa gặp ai thuyết phục được anh rằng sản phẩm của họ sẽ thành công.

Mình mới bảo: “Em chưa bao giờ chờ đợi ai đó thuyết phục mình cả. Em tìm đội ngũ tiềm năng và thuyết phục người ta rằng em có thể giúp họ đến nơi họ muốn đến. ”

Có thể niềm tin của mình bị đặt sai chỗ. Có thể mình sẽ thất bại trong việc đưa họ đến nơi họ muốn đến. Nhưng đó là quyết định của mình. Mình đi theo ý tưởng của mình chứ không phải ý tưởng ai đó bán lại cho mình. Mình lái con tàu cuộc đời mình chứ không chờ ai đó đến lái hộ.

Ngồi ghế sau có thể an nhàn, nhưng có những cảm giác và khung cảnh chỉ người lái tàu mới có thể thưởng thức!

March 16, 2020by thaotrinh
Đọc

Từ lời mở đầu một cuốn sách

thaotrinh.info__tu-loi-mo-dau-mot-cuon-sach

Đọc cha giàu cha nghèo ngay từ đầu sách đã nói về một người có 2 người cha. Vậy có 2 người cha thì có điều gì đặc biệt. Như lý giải của tác giả, 2 người cha với 2 suy nghĩ khác nhau giúp tác giả có nhận thức về vấn đề theo 2 cách khác nhau, bởi vậy thay vì “nghe theo” hoặc “phản đối” tác giả có may mắn học được cách nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc độ.

Chà việc này không có nghĩa là một đứa trẻ cần 2 ông bố để phát triển bản thân. Bố và mẹ chính là 2 người cha của đứa nhỏ. 2 cách nhìn cuộc sống, 2 sự quan tâm tuy khác nhau nhưng đều mang lại giá trị cho đứa trẻ. Bởi vậy, bố và mẹ vẫn luôn cần học hỏi không ngừng để có thể truyền tải những thông điệp tốt nhất. Đừng ngừng phát triển bản thân, bởi không chỉ ngăn chặn bạn trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình, bạn còn đang không cho con cái bạn một cơ hội tốt hơn khi bước vào cuộc sống.

Hãy xem xét 2 mệnh đề:
Ham mê tiền bạc là nguồn gốc của mọi điều xấu.
Thiếu thốn tiền bạc là nguồn gốc của mọi điều xấu.

Vậy cái nào mới là đúng?

Vài lời đầu tiên khi đọc cha giàu cha nghèo.

March 16, 2020by thaotrinh
Đọc, Làm thợ

[Scrum Anti-Patterns] Trả lời câu hỏi Daily Meeting có nhất định phải thực hiện vào đầu ngày hay không?

Tôi rất thích câu hỏi về daily meeting và muốn chia sẻ nó ngày hôm nay. Một câu hỏi khá nhiều team mới bắt đầu triển khai gặp phải là: “Daily Meeting có nhất định phải thực hiện vào buổi sáng?”, hãy cùng tìm hiểu thêm về vấn đề này.

Scrum Master thường tổ chức cho team bắt đầu họp daily meeting vào đầu ngày làm việc (buổi sáng từ 8h30-9h tuỳ theo team).

Ý nghĩa của việc này là gì?
Lý do sâu xa thực sự của vấn đề này là SM muốn:
– Mọi người đi làm đúng giờ (do có áp lực cuộc họp sớm).
– Mọi người sẽ làm “đúng” việc sau cuộc họp.

…những gì thực sự diễn ra sau đó?
– Ở thời điểm ban đầu, team sẽ tuân theo, nhưng càng về sau, team càng “trì hoãn” việc họp buổi sáng vì luôn xuất hiện thành viên đi muộn. Để giải quyết bài toán này. Scrum Master thường đặt các quy tắc cho dự án. Song các rules này cũng không được tuân theo (E.g Quy tắc phổ biến mà SM hay PM trong dự án phần mềm thường đặt ra là phạt tiền và xung vào “quỹ team” dự án để liên hoan. Các bạn “tây” thì quái chiêu hơn bằng việc phạt tiền team thay vì phạt tiền thành viên đi muộn) cuối cùng là các thành viên vẫn..đi muộn.
– Daily Scrum lúc này giống như một buổi họp báo cáo, các thành viên của team dự án thực hiện buổi họp với sự “control” của SM hay PM và .. không mang lại “value” thực sự như ý nghĩa của buổi Daily Scrum.
thaotrinh.info__scrum-anti-patterns-tra-loi-cau-hoi-daily-meeting-co-nhat-dinh-phai-thuc-hien-vao-dau-ngay-hay-khong-1

Vậy Giá trị của buổi Daily Scrum là gì?
Cùng xem lại cách Scrum Guide định nghĩa về Daily Scrum trước khi làm rõ việc này.

The Daily Scrum is a 15-minute time-boxed event for the Development Team. The Daily Scrum is held every day of the Sprint. At it, the Development Team plans work for the next 24 hours. This optimizes team collaboration and performance by inspecting the work since the last Daily Scrum and forecasting upcoming Sprint work. The Daily Scrum is held at the same time and place each day to reduce complexity. – Scrum Guide

Tạm dịch
Daily Scrum là một sự kiện được giới hạn thời gian kéo dài 15 phút dành cho đội phát triển. Trong sprint thì Daily Scrum được tổ chức hàng ngày. Đội phát triển lập kế hoạch làm việc cho 24h tiếp theo. Bằng cách thanh tra công việc từ buổi họp trước và dự đoán công việc tiếp theo, việc này giúp tối ưu sự cộng tác và năng suất của nhóm. Daily Scrum được tổ chức tại cùng 1 thời điểm và cùng 1 vị trí để làm giảm sự phức tạp.

Trong Scrum Guide, Daily Scrum là một sự kiện dành cho nhóm phát triển, vậy câu hỏi đặt ra là: “Scrum Master có cần phải sắp xếp cho cuộc họp này hay không? (Tổ chức ở đâu, khi nào?). Hay đội phát triển sẽ tự chịu trách nhiệm cho cuộc họp này?”

Xem xét cho trường hợp nếu bạn – Scrum Master làm việc cùng Scrum team bao gồm 2 đội phát triển tại 2 địa điểm khác nhau, 1 tại UK và 1 tại Việt Nam, và 2 múi giờ chênh nhau 3 tiếng. Trường hợp này, đâu là thời điểm tốt nhất để thực hiện Daily Scrum? Vào buổi sáng có được không? Tôi không nghĩ vậy.

Đọc tới đây, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời. Đúng vậy, Khi nào – Ở đâu – Làm cách nào để thực hiện Daily Scrum được nhóm phát triển tự-tổ-chức và thực hiện. Bỏi họ biết những gì là tốt nhất cho công việc phát triển phần mềm của họ. Không ai nên là người “bảo” họ cách thực hiện. Là một Scrum Master bạn chỉ cần đảm bảo Scrum Team có tổ chức Daily Scrum và hướng dẫn họ tối ưu hoá giá trị của Scrum và thực hiện Daily Scrum trong 15 phút time-box.

Việc sử dụng Daily Scrum như là “Time Checking Tool” hoặc “Status Report” là cách làm sai (wrong mindset), điều này không mang lại lợi ích mà còn khiến mọi thứ tệ đi. Đội nhóm sẽ có xu hướng dấu các vấn đề hoặc các trở ngại, điều này làm giảm sự minh bạch và điều này làm mất cơ hội kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch hàng ngày của nhóm phát triển. Sựcộng tác và tự tổ chức của nhóm sẽ bị ảnh hưởng.

Bài gốc Scrum Việt

Lời khuyên: Vì chúng tôi muốn đảm bảo rằng các cuộc họp này ngắn gọn, chúng tôi chỉ đứng. Mọi người thường mệt mỏi sau 15 phút đứng, thật hoàn hảo! Nếu bạn thấy đồng nghiệp đang tìm chỗ ngồi và nghỉ ngơi, thì có thể cuộc họp của bạn đã diễn ra quá lâu.

March 14, 2020by thaotrinh
Page 3 of 6« First...«2345»...Last »

About me

Đề xuất cho bạn

Định nghĩa công việc theo phương pháp S.M.A.R.T

Định nghĩa công việc theo phương pháp S.M.A.R.T

Revision database

Revision database

Tạo đối tượng trong C# từ url API hoặc Json String

Git hướng dẫn cơ bản cho người mới

Git hướng dẫn cơ bản cho người mới

Không phải làm bao nhiêu mà là tạo ra bao nhiêu

Không phải làm bao nhiêu mà là tạo ra bao nhiêu

Bài mới

  • Định nghĩa công việc theo phương pháp S.M.A.R.T
  • Họp xong việc và họp thêm việc
  • Giá trị của Scrum Master trong case study của Leflair
  • Sự khác biệt giữa làm việc chăm chỉ và làm việc chăm chỉ một cách thông minh.
  • Một tách trà

Mọi người quan tâm

No comments to show.

Chuyên mục

  • Agile (APM)
  • Chuyện nghề
  • Đọc
  • Học nghề
  • Làm thợ
  • Uncategorized

Tags

Agile Dev Kanban Marketing Nhóm Scrum Sách Sản phẩm Think Tôi tự học

Người học thức, tức là người thà biết ít mà thật biết những gì mình biết, còn những gì mình không biết, thì cũng biết rõ là mình không biết. “Không có sự dốt nát nhục nhã bằng tin tưởng rằng mình đã biết trong khi mình chưa biết”. Văn hóa là một vấn đề thuộc phẩm chứ không phải thuộc lượng

© 2015 copyright thaotrinhminh@gmail.com // All rights reserved // Privacy Policy