Thao Trinh – Người thích tự do và lang thang như gió -
  • Trang chủ
  • Chuyện nghề
  • Đọc
  • Me
Thao Trinh – Người thích tự do và lang thang như gió -
Trang chủ
Chuyện nghề
Đọc
Me
  • Trang chủ
  • Chuyện nghề
  • Đọc
  • Me
Agile (APM), Đọc

Định nghĩa công việc theo phương pháp S.M.A.R.T

thaotrinh.info__dinh-nghia-cong-viec-theo-phuong-phap-s-m-a-r-t

Nếu phải chọn một hành động quan trọng nhất trước khi bắt tay làm bất cứ một công việc nào, bạn sẽ chọn hành động gì? Tôi đã hỏi rất nhiều người và câu trả lời tôi thường nhận được là lập kế hoạch. Thật đáng tiếc, đó không phải là câu trả lời tốt. Lập kế hoạch chỉ nên là hành động đứng thứ hai bởi nó phải nhường chỗ cho hành động định nghĩa công việc. An bắt đầu việc học tiếng Anh bằng cách lên một lịch trình chi tiết về việc đăng ký một khoá học, dành mỗi thời gian cuối tuần để luyện tập thêm; sau 6 tháng thực hiện kế hoạch hoàn hảo, An có thể đọc và viết các tài liệu bằng tiếng Anh, song An vẫn thấy thất vọng vì khả năng giao tiếp của mình. Một kế hoạch hoàn hảo cùng những nỗ lực tuyệt vời đã được An thực hiện nhưng không mang lại hiệu quả như An mong đợi; chỉ vì An đã bỏ đi hành động đầu tiên, và cũng là hành động quan trọng nhất, định nghĩa hoàn thành cho việc học tiếng Anh.

An không phải là một trường hợp đặc biệt. Theo nghiên cứu của Đại học Scran-ton, chỉ 8% những người được khảo sát nói rằng họ đạt được mục tiêu của mình trong năm 2014, phần nhiều nói rằng họ không chắc chắn đạt được mục tiêu hay chưa. Điều này nghe thật nực cười, nhưng sự thực là, hầu hết chúng ta không thể đánh giá kết quả công việc của mình chỉ vì đã bỏ qua hoặc thực hiện rất sơ sài hành động quan trọng nhất định nghĩa công việc.

Phương pháp định nghĩa công việc SMART dựa trên 5 yếu tố tạo nên từ này: S.M.A.R.T = Specific, Measurable, Achievable, Relevant, Time-Bound. Trong đó:

Specific (Cụ thể). Nếu công việc mông lung, làm sao chúng ta biết phải làm gì?

Một trong những sai lầm chúng ta hay gặp phải là xác định công việc một cách mơ hồ; và mơ hồ nhất là việc chúng ta bước ra khỏi nhà vào buổi sáng chỉ với một công việc duy nhất: đi làm. Nhưng cụ thể đến mức lập trình chức năng A, gặp đối tác B… thì không nhiều người xác định được trước khi chúng ta bước chân ra khỏi nhà vào 8 giờ sáng.

Measurable (Đo được). Nếu công việc không đo được, làm sao chúng ta biết khi nào mình đã hoàn thành?

Đây chính là yếu tố chúng ta dễ dàng bỏ qua và rồi vắt kiệt sức mình với một công việc mơ hồ; và mơ hồ nhất có lẽ là việc kiếm tiền. Nhưng nếu không định nghĩa rõ ràng việc kiếm 5 triệu hay 10 triệu thì bao giờ chúng ta sẽ dừng lại đây? Trở thành tỉ phú đô la dù sao cũng khoa học hơn kiếm được nhiều tiền.

Achievable (Khả thi). Nếu công việc không khả thi, làm sao chúng ta thực hiện?

Chúng ta có thể nghĩ lớn, đặt ra những mục tiêu vĩ đại cho cuộc đời mình. Nhưng hãy lưu ý, đó chỉ là tầm nhìn; khi định nghĩa một công việc cụ thể, chúng ta cần chắc chắn rằng công việc đó khả thi tại thời điểm hiện tại hoặc tương lai gần. Gặp tổng thống Obama vào tuần sau để bàn về giải pháp chống khủng bố là một công việc bất khả thi với 99.999% dân số thế giới; tại sao không bắt đầu bởi việc gửi thư cho tổng thống Obama để nêu quan điểm của mình về giải pháp chống khủng bố vào tuần sau? Thật bất ngờ là công việc đó khả thi với ít nhất 30% dân số, những người sử dụng Internet; và chúng ta có thể thực hiện.

Relevant (Liên quan). Nếu công việc không có sự liên quan (tới cuộc sống, những mục tiêu khác), chúng ta thực hiện công việc có ý nghĩa gì?

Đây là điểm đặc biệt quan trọng, bởi trong thế giới cá nhân, chúng ta có thể có hàng trăm việc để làm mỗi ngày, hãy lựa chọn đúng công việc cần thiết.

Time-Bound (Có thời hạn). Nếu công việc không giới hạn thời gian, khi nào nó được bắt đầu và kết thúc?

Hãy nhớ lại phương pháp quản lý thời gian; bởi thời gian của chúng ta là hữu hạn, ai quản lý thời gian tốt hơn, người đó có khả năng thành công cao hơn.

Nguồn: Trích sách Agile Y (Hien Nguyen)

Ví dụ về một vài cách định nghĩa công việc:

22h tối gửi email các thông tin cho anh X gồm: file nội dung, file slide, xác nhận tham gia trình bày ngày 23.08. yêu cầu anh X confirm lại email.

22h tối viết bài blog về SMART dựa theo sách Agile Y, có thêm 3 ví dụ về đầu việc theo tiêu chí SMART.

10h sáng viết Review sách Agile Y về các nội dung: Agile, Dev, Phát triển cá nhân. Mỗi nội dung lấy 1 ví dụ (trích dẫn trong sách – 3 ví dụ)

January 10, 2023by thaotrinh
Agile (APM), Đọc

Sự khác biệt giữa làm việc chăm chỉ và làm việc chăm chỉ một cách thông minh.

su-khac-biet-giua-lam-viec-cham-chi-va-lam-viec-cham-chi-mot-cach-thong-minh-thaotrinh.info

Chuyện kể rằng có chàng trai to khỏe nghe tin bà chủ khu rừng nọ tuyển thợ cưa. Anh tới ứng tuyển thì thấy “đối thủ” của mình là một bác nhìn như người lùn.
Tới ngày thi, bà chủ đưa cho mỗi người một cái cưa và hai người sẽ ở hai mảnh rừng khác nhau để thử thách. Chàng trai tin chắc phần thắng trong tay mình và hì hục cưa ngày cưa đêm không ngừng nghỉ. Điều làm chàng băn khoăn nhất là rất nhiều lúc trong ngày, thấy bác thợ lùn vác cưa đi ngang qua với tách trà nóng hổi, vừa đi vừa huýt sáo và lúc nào cũng tươi cười. Chàng nghĩ bụng: “Đã già, lùn, lại còn… lười. Ta mặc kệ, phần thắng ắt hẳn về ta”.

Hết thời gian, bà chủ tới nghiệm thu và thông báo kết quả. Bác lùn kia được chọn. Chàng trai bực lắm và quyết hỏi bà chủ cho ra nhẽ. Bà chủ đáp rằng: “Bác kia cưa được gỗ nhiều gấp rưỡi anh!”
Chàng trai suy nghĩ mãi vẫn không thể lý giải nổi vì sao “người đàn ông vừa lùn vừa lười” kia lại có thể thắng mình nên đã quyết định tới hỏi chuyện.

  • “Này, bác ăn trộm gỗ của tôi hả? Bác lười thế sao mà nhiều gỗ hơn tôi được?”

thaotrinh.info__su-khac-biet-giua-lam-viec-cham-chi-va-lam-viec-cham-chi-mot-cach-thong-minh

Bác lùn cười lớn rồi giải thích rằng khi chàng ta cưa hì hục như thế mà không nghỉ, lưỡi cưa sẽ ngày càng cùn, hiệu suất sẽ ngày càng giảm. Còn bác cứ cưa khoảng một tiếng, lại xách cưa ra bờ suối ngồi mài, nhờ đó mà lưỡi cưa luôn sắc bén, giúp bác cưa nhanh hơn mà không mất quá nhiều sức.

 

Đôi khi trong cuộc sống, thông minh thôi là chưa đủ. Hãy thông minh một cách chăm chỉ hoặc ngược lại, chăm chỉ một cách thông minh sẽ khiến bạn làm được nhiều việc hơn và thu được kết quả khả quan hơn. Bác lùn trong câu chuyện trên chẳng phải là một ví dụ sinh động đó sao?

January 16, 2021by thaotrinh
Agile (APM)

Sách Growth Mindset món ăn bổ dưỡng cho tư duy phát triển

Bắt đầu từ một thử thách đọc và review sách Growth Mindset nên đã hì hục nhai ngấu nghiến trong 2 ngày cuối tuần. Thêm nữa, blog có tiêu đề là Growth Mindset mà không có bài viết nào về vấn đề này thì thật kì nhỉ 🙂

Trong bài viết này, đôi khi mình sử dụng thuật ngữ tương đương mindset – tư duy, growth mindset – tư duy phát triển, fix mindset – tư duy cố định/tư duy đông cứng.

Có mấy loại míndset

Chia sẻ về tư duy, trong sách có đề cập tới 2 loại tư duy là growth mindset và fix mindset. Tuy nhiên bạn cũng lưu ý rằng có tồn tại những loại mindset khác nhau, đôi khi trộn lẫn lúc thì fix mindset và lúc thì là growth mindset. Trong tình huống này thì bạn có fix mindset nhưng trong tình huống khác thì bạn lại có growth mindset.

Các loại mindset có ảnh hưởng thế nào tới con người (Bên trong các loại tư duy)

Chương sách nói về cách mọi người nhìn nhận vấn đề. Việc này gây ảnh hưởng tới cảm nhận của mọi người về một việc khi nó xảy ra.

Dễ nhận thấy nhất là khi đón nhận lời phê bình, người có tư duy đông cứng thường tìm lý do để biện minh cho hành động của mình. Người có tư duy phát triển đón nhận lời phê bình, tìm cách học hỏi từ những sai lầm của bản thân, từ đó đưa ra kế hoạch để tránh lặp lại sai lầm lần nữa.

Cùng xem xét mệnh đề:

Ở một thế giới, thất bại có nghĩa là bạn kém cỏi và không có năng lực, ở thế giới khác, thất bại có nghĩa là bạn còn có thể cố gắng để tốt hơn.

Dễ nhận thấy tư duy giải quyết vấn đề của người có fix và growth mindset là hoàn toàn khác nhau. Trong khi người có fix mindset thì tìm cách tránh né và đổ lỗi, người có growth mindset vượt qua khó khăn và tìm kiếm cơ hội để tiến bộ.

Growth Mindset trong thể thao, kinh doanh và các mối quan hệ

Trên quan điểm Growth mindset ảnh hưởng lớn tới tất cả mọi người, trong tất cả mọi ngành nghề. Cùng xem ý tưởng sau đây.

Một ngôi sao ra sân và thi đấu không tốt? Với tư duy đông cứng họ sẽ nghĩ gì? Tại trời mưa sân trơn, tại đối thủ chơi tiểu xảo, tại cổ động viên đội bạn ném đồ vật lạ vào trong sân ảnh hưởng tới tâm lý, tại đồng đội không hỗ trợ đủ tốt.

Vậy với tư duy phát triển thì sao. Ngôi sao đó có thể đã nghĩ gì? Hôm nay mình đã thi đấu chưa đủ tốt, do kĩ thuật qua người của mình chưa hoàn thiện, mình cần phải tập luyện thêm kĩ năng này sau các buổi tập cùng toàn đội. Thêm nữa một vài đường chuyền của mình chưa chuẩn xác, có lẽ mình nên tham khảo ý kiến của HLV kĩ thuật để xin ý kiến về việc cải thiện kĩ năng này.

Khi bạn tiếp cận vấn đề với tư duy phát triển, bạn luôn muốn tiến bộ hơn ngày hôm qua, tìm ra giải pháp để vượt qua khó khăn, không trốn tránh mà đối diện với sự non kém của bản thân nhằm tìm cách phát triển.

Michael Jordan liệu có trở thành huyền thoại bóng rổ nếu không có tư duy phát triển? Cùng xem lại cách người đàn ông này nói về thành công: ” Tôi đã ném hụt hơn 9000 cú ném trong sự nghiệp của mình. Tôi đã thua 500 trận đấu. 26 lần tôi đã được tin tưởng giao cho cú ném quyết định chiến thắng và đã ném hụt…Tôi thất bai hết lần này tới lần khác trong cuộc đời tôi!

VÀ ĐÓ LÀ LÝ DO TÔI ĐÃ THÀNH CÔNG.

Vậy đó, nếu bạn không dám đối diện với thất bại (hay bạn gục ngã trước thất bại – bạn sẽ không bao giờ có thể thành công.

Sách cũng đề cập tới rất nhiều ví dụ về việc sử dụng tư duy phát triển trong việc kinh doanh và quản lý doanh nghiệp. Và tại sao bạn không thử mua 1 cuốn và đọc thêm về phần này nhỉ.

Lược qua các phần nội dung về thể thao và kinh doanh, người có tư duy phát triển cũng dễ dàng làm chủ cảm xúc, biết cách lắng nghe và xây dựng các mối quan hệ: trong công việc, bạn bè hay trong chuyện tình cảm. Đối với họ, không có gì tự nhiên, được mặc định có sẵn, mọi mối quan hệ đều cần phải xây dựng. Và cách xây dựng chính là việc thẳng thắn trao đổi và học hỏi từ những hiểu lầm. Luôn nhớ: “không ai đọc được suy nghĩ của người khác”.

Câu hỏi: Thành công nghĩa là học tập hay chứng tỏ rằng bạn thông minh?

Giáo viên, bố mẹ và trẻ em

Đây là có lẽ là những phần mình thích nhất trong cuốn sách này (Có lẽ mình cũng đang có con nhỏ và quan tâm tới việc giáo dục chăng :D).

Việc xé tan tư duy cố định và đề cập tới tư duy phát triển cho giáo viên và phụ huynh là một điều tuyệt vời bạn có thể học từ sách. Bạn có thể mở trí óc để đón nhận một cách hoàn toàn mới về việc giáo dục con cái. Cách khen ngợi, cách bạn truyền đi một thông điệp qua 1 câu nói có ảnh hưởng thế nào tới con trẻ.

Các giáo viên đáng lẽ là người rất rất quan trọng trong việc giáo dục trẻ nhỏ, nhưng dường như trong xã hội bây giờ, áp lực về thành tích vấn đang quá lớn khiến không ít trẻ em không được quan tâm và giáo dục đúng cách. Thật buồn.

Có phải trong mộĩ chúng ta luôn tồn tại tư duy: “Chúng ta yêu con – theo điều kiện mà chúng ta đặt ra.”

Bạn có bao giờ nói với con bạn những câu đại loại như:
Bố mẹ sẽ yêu con nếu con dọn đồ chơi…
Bố mẹ sẽ mua kem cho con, nếu con tự đi rửa mặt và đánh răng…
Bố mẹ sẽ…

Thông điệp mà bạn truyền đi sẽ là gì? – hãy chứng tỏ đi, nếu con không có tố chất này thì con sẽ không được yêu quý. Vậy là thay vì việc bạn giúp con trẻ nhận ra chúng cần phải nỗ lực để tốt hơn, bạn muốn chúng phải chứng tỏ bản thân, chúng đang bị đánh giá theo cách tiêu chí. Nếu chúng không chứng tỏ được bản thân thì giá trị của chúng sẽ thấp đi. Thật tai hại đúng không? Dù gì chúng ta cũng muốn con trẻ học cách nỗ lực để đạt được thành công – Như Michael Jordan có phải không nhỉ?

Xét một vấn đề trong xã hội Việt Nam: Có bao nhiêu bạn trẻ vì không thi đỗ đại học mà cuộc đời bạn đã rẽ sang một trang mới tốt đẹp hơn, bao nhiêu bạn cuộc đời bạn trở nên tồi tệ hơn? Bao nhiêu bạn nhận ra việc thi trượt đại học có nghĩa là bạn cần cố gắng hơn, đổ thêm nỗ lực. Bao nhiêu bạn coi rằng cánh cửa cơ hội đã đóng lại vì bạn không đủ năng lực?

Thay đổi tư duy

Với tư duy phát triển, mọi thứ là thay đổi được nếu bạn cố gắng. Năng lực hay kĩ năng của bạn đều do rèn luyện mà thành. Không hề có thành công nào được sắp đặt trước, do chúa sinh ra đã vậy rồi.

Thomas Edison có thành công ngay từ lần đầu làm thí nghiệm? Bóng đèn được phát minh sau một đêm ông ngủ dậy? – Cùng xem xét câu nói sau của ông: “Tôi không thất bại 1000 lần, tôi chỉ chưa thành công 1000 lần theo cách tôi mong muốn”

Tư duy cố định nghĩ rằng, mình không có năng lực làm việc này, mình không nên để người khác thấy mình ở trạng thái không có năng lực, việc này thật xấu hổ. Còn tư duy phát triển thì nghĩ thế nào nhỉ. Mình chưa có năng lực làm việc này, mình cần phải học hỏi từ những người có chuyên môn tốt hơn, có lẽ là email cho chuyên gia mà mình đã có cơ hội nghe ông ấy diễn thuyết trong buổi thứ 6 tuần vừa rồi, và tiếp theo mình có thể tham gia vào diễn đàn để thảo luận thêm về chuyên môn cho vấn đề này.

Lời kết: Tư duy phát triển mang bạn tới đâu

Nhà giáo Phạm Toàn thành lập nhóm Cánh Buồm năm 78 tuổi, độ tuổi mà nhiều người cho rằng nên nghỉ ngơi, vui vẻ với con cháu và .. không nên làm gì. Nếu vẫn giữ tư duy cố định như vậy liệu ngày hôm nay chúng ta có được nhóm cánh buồm gồm nhiều nhà giáo ưu tú, nhiều người con của đất nước đau đáu với nền giáo dục nước nhà? Liệu chúng ta có được tủ sách cánh buồm cho bao thế hệ tiếp sau được mỏ mang tri thức?

Tư duy phát triển không chỉ giúp bạn tiến xa hơn trên con đường học vấn, sự nghiệp, giúp bạn thắt chặt các mối quan hệ mà nó còn giúp những phát triển của cá nhân bạn đóng góp cho tập thể.

Và một lần nữa, xin được chia sẻ với bạn rằng, bạn sẽ đi được bất kì đâu với tư duy rộng mở, tâm trí khai sáng sẵn sàng học hỏi.

August 6, 2020by thaotrinh
Agile (APM)

Cách xử lý bất đồng trong nhóm của bạn

thaotrinh.info__cach-xu-ly-bat-dong-trong-nhom-cua-ban

Khi bạn quản lý một nhóm người, không phải lúc nào bạn cũng có thể đảm bảo rằng họ sẽ hòa hợp với nhau. Sở thích, nhu cầu và các chương trình làm việc cạnh tranh được đưa ra, bạn thậm chí có thể có 2 người phản đối nhau kịch liệt. Vai trò của bạn là quản lý trong tình huống như thế này là gì? Bạn nên tham gia hay để họ tự giải quyết vấn đề của họ?

Lý tưởng nhất là bạn có thể huấn luyện đồng nghiệp trò chuyện với nhau và giải quyết xung đột của họ mà không cần bạn tham gia, đồng thời làm rõ rằng sự bất đồng của họ có hại cho họ và tổ chức. Nhưng điều đó không phải lúc nào cũng khả thi. Trong những tình huống này, chúng tôi tin rằng điều quan trọng là phải can thiệp, không phải với tư cách là quản lý mà là người hòa giải. Để chắc chắn, bạn sẽ không phải là một người hòa giải độc lập, trung lập vì bạn có một số lợi ích trong kết quả, nhưng bạn có khả năng hiệu quả hơn trong cuộc họp có liên quan tới lợi ích mọi người – của bạn, của họ và của tổ chức – nếu bạn sử dụng các kỹ năng hòa giải của mình hơn là quyền hạn của bạn.

Tại sao lại dựa vào hòa giải mà không phải quyền hạn của bạn?

Các đồng nghiệp của bạn có nhiều khả năng nắm giữ quyết định và tuân theo quyết định đó nếu họ tham gia vào việc đưa ra quyết định đó. Nếu bạn quyết định những gì họ phải làm (ra lệnh theo cách truyền thống), họ sẽ chẳng học được gì về cách tự giải quyết xung đột. Thay vào đó, họ sẽ trở nên ngày càng phụ thuộc vào bạn hơn để giải quyết những xung đột của họ.

Tất nhiên, sẽ có lúc bạn phải gác lại vai trò hòa giải của mình và quyết định xem xung đột sẽ được giải quyết như thế nào (những dịp đó rất ít và hiếm khi xảy ra) – ví dụ: nếu có các vấn đề lớn liên quan về chính sách của bộ phận hoặc công ty được đề cập, các vấn đề khẩn cấp hoặc tất cả các cách khác đều thất bại để giải quyết xung đột.

Điều gì sẽ xảy ra nếu đồng nghiệp của bạn mong đợi bạn bước lên làm sếp?

Động thái đầu tiên của bạn là công nhận thẩm quyền của bạn, nhưng giải thích quy trình hòa giải mà bạn có trong đầu. Bạn có thể nói với đồng nghiệp của mình rằng mặc dù bạn có quyền áp đặt kết quả cho họ, nhưng bạn hy vọng rằng cùng nhau bạn có thể tìm ra một giải pháp phù hợp với mọi người. Bạn cũng có thể nói với họ rằng khi ba người làm việc cùng nhau, họ nên dành nỗ lực để đạt được thỏa thuận, thay vì cố gắng thuyết phục bạn rằng quan điểm của họ nên áp dụng.

Ban đầu bạn nên gặp gỡ từng đồng nghiệp riêng hay chung?

Có những ưu và nhược điểm cho cả hai cách tiếp cận. Mục tiêu là để hiểu cả lập trường của họ (người này tuyên bố điều gì và người kia từ chối) và lợi ích của họ (lý do tại sao họ đưa ra giải pháp của mình và từ chối giải pháp khác).

Xung đột thường mang theo trong nó cảm xúc nặng nề. Một hoặc cả hai đồng nghiệp của bạn có thể tức giận nghiêm trọng. Một hoặc cả hai có thể cảm thấy bị đe dọa bởi người kia. Gặp gỡ riêng từng người sẽ tạo cơ hội cho đồng nghiệp đang tức giận trút giận (xả bong bóng giận giữ và điềm tĩnh lại), việc này cũng cho bạn cơ hội trấn an đồng nghiệp bị đe dọa rằng bạn sẽ lắng nghe và có thể đưa ra thông tin cuối cùng hữu ích để giải quyết xung đột – thông tin mà đồng nghiệp chưa chia sẻ với nhau hoặc chưa nghe nếu được chia sẻ.

Nếu lần đầu tiên bạn ngồi riêng với họ, đừng tập trung thảo luận vào cách giải quyết xung đột, mà là tìm hiểu về sự bất đồng và thuyết phục mỗi người rằng bạn sẵn sàng lắng nghe và lo lắng để hiểu mối quan tâm của họ.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các cuộc họp riêng ban đầu sẽ thành công hơn nếu người quản lý dành thời gian xây dựng sự đồng cảm và hiểu rõ vấn đề. Sẽ có nhiều thời gian trong các cuộc họp tiếp theo để nói về cách giải quyết xung đột. Cũng hãy chắc chắn rằng trong cuộc gặp gỡ đầu tiên này rằng bạn đang sử dụng sự đồng cảm (Điều đó hẳn là rất khó đối với bạn) chứ không phải sự cảm thông (Tôi cảm thấy tiếc cho những gì bạn đã trải qua). Biểu hiện của sự đồng cảm là tôn trọng nhưng tương đối trung lập và nó không ngụ ý ủng hộ lập trường của người đó.

Rủi ro khi bắt đầu một cách riêng rẽ là mỗi đồng nghiệp có thể nghĩ rằng người kia sẽ sử dụng cuộc họp đó để lôi kéo bạn theo quan điểm của người kia. Bạn có thể tránh điều này bằng cách giải thích rằng mục đích của cuộc họp là để hiểu cả hai bên về những gì đang diễn ra, không phải để bạn đưa ra quan điểm về việc ai đúng ai sai.

Gặp gỡ chung lúc đầu cũng có mặt trái của nó. Cho mỗi người cơ hội để trình bày, có kiểm soát trong một phiên họp chung có thể làm dịu không khí giữa họ. Bạn nên nói chuyện với cả hai trước khi đề xuất phương pháp này vì bạn muốn chắc chắn rằng họ có thể tham gia vào một buổi như vậy mà không mất bình tĩnh, khiến việc giải quyết càng khó khăn hơn. Và hãy đảm bảo thiết lập một số quy tắc cơ bản – ví dụ: mỗi người sẽ có một lượt, không bị gián đoạn – trước khi bạn bắt đầu và bạn cần chuẩn bị để kiểm soát chặt chẽ buổi hợp này, thậm chí dừng lại nếu bạn không thể kiểm soát nó, nếu không nó có thể trở nên khó kiểm soát hơn nữa.

Một lý do chính đáng khác để các đồng nghiệp của bạn gặp nhau là cuối cùng, họ cần tự giải quyết xung đột của mình và họ cần phát triển khả năng nói chuyện với nhau khi xung đột phát sinh trong tương lai. Tất nhiên, rủi ro trong cuộc họp chung là bạn không thể kiểm soát quá trình và cuộc họp chỉ làm leo thang xung đột.

Hãy nhớ rằng bạn không phải chọn một phương pháp họp và gắn bó với nó trong suốt quá trình. Bạn có thể chuyển đổi giữa các cách khác nhau. Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng bắt đầu một cách riêng lẻ và xây dựng sự đồng cảm rồi tiến tới họp chung sẽ hiệu quả hơn trong việc giải quyết xung đột so với bắt đầu cùng nhau và sau đó gặp gỡ riêng lẻ.

Bạn nên hoàn thành điều gì trong cuộc họp đầu tiên của mình?

Cho dù bạn có đang họp cùng nhau hay không, có một số điều bạn muốn làm trong cuộc họp đầu tiên. Giải thích rằng bạn thấy vai trò của mình là giúp họ tìm ra cách giải quyết được cả hai bên chấp nhận cho xung đột của họ, nhưng cũng để đảm bảo rằng giải pháp đó không có ý nghĩa tiêu cực đối với nhóm hoặc tổ chức. Hãy nói rõ rằng việc quyết định xem một thỏa thuận cụ thể có được chấp nhận hay không, cần có sự tham gia của họ và của bạn. Và sau đó đặt ra một số quy tắc cho bất cứ khi nào bạn gặp nhau. Ví dụ: đối xử với mỗi người một cách tôn trọng và không ngắt lời.

Mục tiêu của cuộc gặp ban đầu là để họ rời đi với cảm xúc dịu bớt và cảm thấy được bạn tôn trọng, thậm chí bạn và đồng nghiệp chưa cần hiểu nhau lúc này. Sau đó, bạn có thể tập hợp họ lại với nhau (nếu bạn không gặp nhau lần đầu tiên) và tập trung vào việc nhận được thông tin mà tất cả các bạn cần để giải quyết xung đột.

Bạn cần rút ra thông tin gì trong các cuộc họp tiếp theo?

Để giải quyết xung đột, bạn sẽ cần biết từ cả hai người về vị trí của họ (mỗi người muốn gì), sở thích (tại sao mỗi người lại đảm nhận vị trí đó, vị trí phản ánh mối quan tâm nhu cầu của họ như thế nào) và ưu tiên (điều gì nhiều hơn và ít hơn quan trọng đối với mỗi người và tại sao).

Bạn có thể thu thập thông tin này bằng cách thực hiện các câu hỏi: hỏi “tại sao?” hoặc “tại sao không?” câu hỏi để khám phá những mối quan tâm làm nền tảng cho vị trí của họ, lắng nghe cẩn thận để xác định những mối quan tâm đó, định dạng lại những gì bạn nghĩ rằng bạn hiểu về sở thích của một đồng nghiệp để đảm bảo rằng bạn hiểu và đồng nghiệp kia cũng đang lắng nghe chúng.

Những cạm bẫy cần tránh là gì?

Có một số cách mà các cuộc thảo luận này có thể bị sai. Một trong hai đồng nghiệp có thể cố gắng thuyết phục bạn rằng quan điểm của họ về các sự kiện là quan điểm đúng đắn duy nhất, rằng vị trí của họ là “đúng” hoặc rằng họ nên chiếm ưu thế vì họ có nhiều quyền lực hơn. Chúng tôi gọi đây là những sự thật, quyền và lập luận quyền lực và chúng gây bất lợi vì chúng khiến mọi người phân tâm khỏi việc tìm kiếm một giải pháp thỏa mãn lợi ích của mọi người.

Lập luận về sự thật là một điều thú vị. Cả hai đồng nghiệp có thể đã ở cùng một cảnh nhưng mỗi người nhớ lại nó một cách khác nhau. Cả hai đều nghĩ rằng xung đột chỉ có thể kết thúc nếu thuyết phục được bạn và đồng nghiệp về quan điểm của họ.

Vấn đề là ngay cả khi bạn đã ở đó, việc cố gắng thuyết phục người khác theo quan điểm của bạn sẽ phản tác dụng, vì nếu không có thông tin đáng tin cậy mới, họ khó có thể thay đổi ý định về những gì đã xảy ra. Cách tốt nhất để đóng cái bẫy này là đồng ý không đồng ý và tiếp tục. Vấn đề là ngay cả khi bạn đã ở đó, việc cố gắng thuyết phục người khác theo quan điểm của bạn sẽ phản tác dụng, vì nếu không có thông tin đáng tin cậy mới, họ khó có thể thay đổi ý định về những gì đã xảy ra. Cách tốt nhất để đóng cái bẫy này là đồng ý “không đồng ý” và tiếp tục.

Tranh luận về tính đúng sai có thể xuất hiện dưới hình thức kháng nghị sự công bằng hoặc các thông lệ trước đây. Vấn đề là đối với mọi lập luận về tính đúng đắn mà một đồng nghiệp đưa ra, người kia có thể đưa ra một lập luận khác ủng hộ quan điểm của chính họ. Điều gì một bên coi là công bằng thì bên kia coi là không công bằng và ngược lại. Nếu họ bắt đầu đòi hỏi sự công bằng, hãy đề nghị tạm thời gác cuộc thảo luận sang một bên, trong khi bạn cùng nhau tìm kiếm thông tin có thể hữu ích trong việc giải quyết xung đột.

Các lập luận quyền lực về cơ bản là mối đe dọa. Nếu bạn không đồng ý với vị trí của tôi, tôi sẽ…. Bị đe dọa khiến mọi người trở nên phòng thủ và không tin tưởng, điều này khiến họ miễn cưỡng chia sẻ thông tin về vị trí, sở thích và ưu tiên. Nếu một người đưa ra lời đe dọa, rõ ràng hoặc ẩn ý, hãy nhắc nhở đồng nghiệp của bạn về các quy tắc cơ bản về sự tôn trọng. Bạn cũng có thể lặp lại những gì bạn đang cố gắng làm – chia sẻ thông tin có liên quan để đi đến giải pháp – và cuộc thảo luận về những gì một người sẽ làm nếu không hợp tác giải quyết vấn đề vào thời điểm này.

Làm thế nào bạn có thể tiến tới một thỏa thuận?

Có thể dễ dàng tìm ra các dàn xếp tiềm năng nếu trong quá trình giúp đỡ đồng nghiệp của bạn hiểu được các vị trí và lợi ích khác nhau của họ, có thể thấy rõ rằng xung đột này chỉ là một sự hiểu lầm hoặc rằng có một con đường tiến tới tôn trọng lợi ích của cả hai bên. Nếu rõ ràng rằng lợi ích của họ có nhiều mâu thuẫn với vị trí của họ, việc tìm kiếm một giải pháp có thể khó khăn hơn, nhưng đừng bỏ cuộc.
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có một số cách để tạo thuận lợi cho một thỏa thuận trong tình huống này. Đáng ngạc nhiên là các bên có thể chỉ cần thỏa thuận về cách họ sẽ tương tác hoặc giải quyết các vấn đề trong tương lai. Họ đặt quá khứ đằng sau họ, chấp nhận rằng thực tiễn trong quá khứ không có tác dụng với cái này hay cái khác hoặc cả hai và cùng nhau tiến lên. Tuy nhiên, điều này có thể phức tạp. Đôi khi một người có thể sẵn sàng tham gia vào một thỏa thuận dựa trên tương lai như thế này nhưng không tin tưởng người kia sẽ tuân theo nó. Trong những trường hợp đó, khi sự không chắc chắn là mối quan tâm, bạn có thể thử một trong các loại thỏa thuận sau:

  • Giới hạn thời gian. Hãy thử một cái gì đó trong một thời gian giới hạn và sau đó đánh giá trước khi tiếp tục.
  • Dự phòng. Các thỏa thuận phụ thuộc vào một sự kiện không xảy ra trong tương lai. Nếu sự kiện trong tương lai xảy ra, một thỏa thuận thay thế có hiệu lực.
  • Thiết lập không có tiền lệ. Các thỏa thuận bảo vệ khỏi rủi ro bởi các bên đồng ý rằng việc dàn xếp sẽ không tạo tiền lệ trong trường hợp có xung đột tương tự phát sinh trong tương lai.

Tốt nhất là đồng nghiệp của bạn có thể đề xuất các giải pháp đáp ứng lợi ích của họ và của người khác. Bạn có thể huấn luyện họ đưa ra các đề xuất như vậy bằng cách tóm tắt các mối quan tâm và ưu tiên khi bạn đã nghe chúng. Sau đó, bạn có thể yêu cầu mỗi đồng nghiệp đưa ra đề xuất có tính đến lợi ích và ưu tiên của người kia. Không khuyến khích mỗi người đưa ra những đề xuất không thực tế có thể làm mất lòng người kia. Bạn có thể cảnh báo họ không đưa ra đề nghị mà họ không thể giải thích một cách hợp lý, bởi vì làm như vậy sẽ làm giảm uy tín của họ.

Nếu bất chấp nỗ lực của mọi người, bạn không thể đạt được thỏa thuận, bạn có thể cần phải nói chuyện riêng với từng đồng nghiệp về hậu quả của việc không đạt được giải pháp. Bạn có thể hỏi, bạn nghĩ điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không đạt được thỏa thuận? Câu trả lời tất nhiên là họ không biết. Cách duy nhất để giữ quyền kiểm soát kết quả của cuộc xung đột là tự mình giải quyết. Nếu vẫn không giải quyết được tại thời điểm này, bạn có thể cần phải từ bỏ vai trò hòa giải của mình và với tư cách là ông chủ, áp đặt một kết quả có lợi nhất cho tổ chức. Hãy chắc chắn giải thích lý do của bạn và nói rõ đây không phải là con đường bạn mong muốn. Bạn cũng có thể chỉ ra rằng mục tiêu của bạn trong việc giúp họ làm việc chăm chỉ để tự giải quyết tranh chấp là để họ được trang bị tốt hơn để làm điều đó trong tương lai và mục tiêu đó đã không được hoàn thành đầy đủ. Nhưng đừng để họ bỏ đi khi nghĩ rằng mối quan hệ của họ đã kết thúc. Cung cấp cho cả hai phản hồi về những gì họ có thể làm khác vào lần tới, làm rõ rằng khi họ bắt đầu trở lại, bạn sẽ mong đợi họ tự quản lý.

August 6, 2020by thaotrinh
Page 1 of 212»

About me

Đề xuất cho bạn

Định nghĩa công việc theo phương pháp S.M.A.R.T

Định nghĩa công việc theo phương pháp S.M.A.R.T

Revision database

Revision database

Tạo đối tượng trong C# từ url API hoặc Json String

Git hướng dẫn cơ bản cho người mới

Git hướng dẫn cơ bản cho người mới

Không phải làm bao nhiêu mà là tạo ra bao nhiêu

Không phải làm bao nhiêu mà là tạo ra bao nhiêu

Bài mới

  • Định nghĩa công việc theo phương pháp S.M.A.R.T
  • Họp xong việc và họp thêm việc
  • Giá trị của Scrum Master trong case study của Leflair
  • Sự khác biệt giữa làm việc chăm chỉ và làm việc chăm chỉ một cách thông minh.
  • Một tách trà

Mọi người quan tâm

No comments to show.

Chuyên mục

  • Agile (APM)
  • Chuyện nghề
  • Đọc
  • Học nghề
  • Làm thợ
  • Uncategorized

Tags

Agile Dev Kanban Marketing Nhóm Scrum Sách Sản phẩm Think Tôi tự học

Người học thức, tức là người thà biết ít mà thật biết những gì mình biết, còn những gì mình không biết, thì cũng biết rõ là mình không biết. “Không có sự dốt nát nhục nhã bằng tin tưởng rằng mình đã biết trong khi mình chưa biết”. Văn hóa là một vấn đề thuộc phẩm chứ không phải thuộc lượng

© 2015 copyright thaotrinhminh@gmail.com // All rights reserved // Privacy Policy