Thao Trinh – Người thích tự do và lang thang như gió - Thao Trinh – Người thích tự do và lang thang như gió
  • Trang chủ
  • Chuyện nghề
  • Đọc
  • Me
Thao Trinh – Người thích tự do và lang thang như gió - Thao Trinh – Người thích tự do và lang thang như gió
Trang chủ
Chuyện nghề
Đọc
Me
  • Trang chủ
  • Chuyện nghề
  • Đọc
  • Me
Học nghề

Cấu hình Virtual Host trong XAMPP

Virtual Host (Vhost) là một cấu hình trong Apache để cho phép nhiều domain cùng chạy trên một máy chủ. Để dễ hình dung hơn khi các bạn chạy webapps ở môi trường phát triển sẽ có url localhost:1234. Giờ ta có thể làm url trở nên thân thiện hơn bằng các chuyển nó thành dạng giống domain: thaotrinh.dev:1234
Trong bài viết này mình chỉ muốn chia sẻ với các bạn còn lạ lẫm về Vhost cách để cấu hình một Virtual Host trong Windows, ở đây mình sử dụng XAMPP làm môi trường phát triển.

Các bạn có thể tải XAMPP từ trang chủ: https://www.apachefriends.org

Sau khi tiến hành cài đặt xong các bạn mở file httpd.conf tại đường dẫn <thu_muc_cai_dat_xampp>\apache\conf\httpd.conf

Mình cài xampp ở đây E:\xampp\apache\conf\httpd.conf

Tìm tới dòng

# Virtual hosts
# Include conf/extra/httpd-vhosts.conf

Bỏ comment ở dòng Include đi. Nội dung sau khi bỏ comment

# Virtual hosts
Include conf/extra/httpd-vhosts.conf

 

OK tới đây file httpd.conf sẽ nhúng thêm file httpd-vhosts.conf khi khởi chạy.
Tiếp theo mở file httpd-vhosts.conf lên (file nằm trong đường dẫn conf/extra/httpd-vhosts.conf)
Thêm đoạn code này vào

<VirtualHost *:8080>
  DocumentRoot "E:/www/wordpress/thaotrinh"
  ServerName thaotrinh.dev
  <Directory "E:/www/wordpress/thaotrinh">
    Options Indexes FollowSymLinks Includes ExecCGI
    AllowOverride All
    Order allow,deny
    Allow from all
  </Directory>
</VirtualHost>

Giải thích thêm
<VirtualHost></VirtualHost> Đây là cặp thẻ báo hiệu mở đầu và kết thúc của một khai báo về Vhost. Có một lưu ý nhỏ là nếu bạn nào đổi port của Apache (8080,81,v.v…) thì cũng phải đổi số 80 theo port các bạn chuyển sang nhé. Ở đây mình đã đổi port của Apache thành 8080. Các bạn chỉnh sửa thành port tương ứng cấu hình của mình.

DocumentRoot Đây là từ khóa khai báo đường dẫn của thư mục sẽ được gọi khi người dùng truy cập vào domain được cấu hình. Đường dẫn này có thể nằm ở bất kỳ một phân vùng nào. Mình đặt website của mình theo đường dẫn E:/www/wordpress/thaotrinh

ServerName Chính là domain mà bạn muốn đặt (gõ thaotrinh.dev:8080 trên url là nó ra websites :D)

<Directory></Directory> Đây là cặp thẻ dùng để cấp quyền truy cập cho thư mục nếu thư mục không được cấp quyền sẽ gặp lỗi 403 khi các bạn cố gắng truy cập. Đường dẫn thư mục của bạn có thể là một regular expression. Nếu các bạn không rõ về Regex thì các bạn có thể dùng đường dẫn thư mục giống với khai báo trong DocumentRoot hoặc tham khảo thêm tại: http://httpd.apache.org/docs/2.4/en/mod/core.html#directory

Các bạn khởi động lại Apache bằng cách là khởi động phần mềm XAMPP Control Panel dòng nếu dòng Apache đang running thì các bạn stop và start lại, còn nếu đang ở chế độ tắt rồi thì các bạn chỉ cần start là được.

Ok vậy là bạn đã cấu hình xong về phần của Apache giờ chỉ việc đăng ký DNS cho domain của bạn nữa là mọi việc hoàn tất.

Các bạn mở file C:\Windows\System32\drivers\etc\hosts bằng notepad hoặc bất kỳ trình editor nào. Thêm vào cuối file và lưu lại. Nếu bạn không lưu được file hosts thì nhớ tắt tình năng readonly và thử chạy lại bằng mode Administrator nhé.

127.0.0.1 thaotrinh.dev

Khi các bạn gõ địa chỉ thaotrinh.dev:8080 thì máy sẽ ưu tiên tìm địa chỉ IP của domain đó trong file hosts của hệ điều hành trước tiên.

Nếu không có thì nó sẽ đi tìm địa chỉ IP của domain này thông qua các DNS Server trên Internet. Vì bạn đã khai báo trong file hosts nên nó sẽ sử dụng địa chỉ IP được khai báo trong đó luôn. Ở đây địa chỉ IP 127.0.0.1 trỏ về chính máy đang truy cập (chính là máy của bạn – còn nếu cấu hình trên server thì đó chính là bản thân máy server luôn). Bạn có thể sử dụng dài IP từ 127.0.0.1 -> 127.255.225.254 đây là dải IP trỏ về máy của bạn (Nguyên dải luôn chứ không phải chỉ là 127.0.0.1 nhé).

Giờ các bạn mở trình duyệt và gõ vào thanh địa chỉ thay thế dòng localhost xấu xí bằng một domain của riêng bạn. http://thaotrinh.dev thaotrinh.dev cũng có thể là bangkieu.tv, hanoi.buffalow(chấm local. chấm canh, chấm mắm, hay chấm bất kì thứ gì bạn thích nhé, chỉ cần nhớ là đã khai báo trong ServerName và file host là được).

Tổng kết

Việc sử dụng Virtual Host có vài lợi ích sau.

  • Bạn có thể truy cập vào bất kỳ thư mục code nào mà không cần phải copy vào htdocs trong XAMPP.
  • Nếu bạn dùng folder code ở một phân vùng khác thì bạn không cần phải lo lắng backup lại folder code mỗi lần cài lại windows.
  • Nhìn có vẻ nguy hiểm hơn :v

Các bạn cũng có thể cấu hình Vhost với WAMP, APPServer, USBServer các cấu hình cũng không khác nhiều lắm. Vì tất cả các phần mềm này đều dùng Apache, Mysql và PHP. Vhost là một tình năng của Apache chứ không phải của XAMPP nên phần mềm nào dùng Apache thì đều có thể cấu hình Vhost theo cách tương tự, điểm khác biệt chỉ là khác về nơi đặt file httpd.conf. Chúc các bạn thành công.

May 18, 2017by thaotrinh
Học nghề

Technical debt hay câu chuyện về nợ kĩ thuật

thaotrinh.infotechnical-debt-hay-cau-chuyen-ve-no-ki-thuat

Bài viết này chúng ta sẽ làm rõ các vấn đề
1. Technical debt là gì?
2. Khi nào gặp?
3. Phòng tránh và hạn chế như nào?
4. Làm sao để thay đổi?

Technical debt là gì? – Khi nào gặp?
Theo dịch thuật, technical debt có nghĩa là nợ kĩ thuật. Diễn giải ra, nợ kĩ thuật là khi vì tính chất, yêu cầu của dự án, khi code, chúng ta:
– Bỏ qua bước thiết kế hệ thống.
– Bỏ qua design pattern.
– Bỏ qua SOLID.
– Bỏ qua coding conventions.
– Thực hiện hotfix mà chưa đánh giá hết rủi ro.
– Nhằm đáp ứng yêu cầu về deadline, chọn giải pháp chưa thực sự tối ưu để giải quyết vấn đề.
– Copy paste thì nhanh hơn là refactor code.
Với khá nhiều “bỏ qua” và cách tiếp cận giải quyết bài toán như vậy. Dự án sẽ tồn đọng các vấn đề về kĩ thuật, lớn dần theo thời gian. Cho đến thời điểm, dự án sẽ lâm vào trạng thái sửa chữa, cập nhật thì mệt mỏi, đập đi xây lại thì không đủ nguồn lực, thời gian, kinh tế.

Phòng tránh, hạn chế bằng cách nào?
Ngoài các yếu tố phòng tránh về kĩ thuật. Developer hay Technical Leader cần có mindset về việc xử lý technical debt.
Mindset này thể hiện ở cách team tư duy về dự án. Luôn nhớ:
– refactor code ngay khi có thể.
– Chậm chắc, chuẩn chỉ, chỉn chu hơn là nhanh, tiềm ẩn rủi ro.
– Luôn có effort cho việc xử lý technical debt trong thời gian làm dự án.
– Quyết liệt với việc có sản phẩm tốt.

Vài lời chém gió, hi vọng mọi người khi làm dự án sẽ không bao giờ va phải dự án nào cần maintain mà có technical debt.

April 17, 2017by thaotrinh
Học nghề

Cài đặt và cấu hình Apache, MySQL trên macos

OSX 10.10 Yosemite được cài đặt sẵn Apache 2.4. Để khởi động web server, các bạn chỉ việc mở Terminal (/Applications/Utilities/Terminal) và gõ:

sudo apachectl start

Tương tự khi muốn restart và stop Apache

sudo apachectl stop

sudo apachectl restart

Sau khi start Apache, bạn có thể mở trình duyệt lên và gõ thử localhost sẽ xuất hiện thông báo It works!

Chú ý: Nếu bạn không thể truy cập được http://localhost thì bạn sẽ cần thêm alias vào file /etc/hosts: 127.0.0.1 localhost. Mặc định thì nó đã có sẵn (Vào Finder. Gõ tổ hợp phím: Command + Shift + G. Khi cửa sổ tìm kiếm hiện ra ta gõ: “/etc/” và nhần Go)

Document Root
Điều đầu tiên chúng ta muốn làm sẽ là thay đổi Document Root cho Apache. Đây là folder mà Apache sẽ tìm kiếm file để phục vụ. Mặc định thì Document Root được thiết lập ở /Library/WebServer/Documents. Chúng ta sẽ thay đổi nó về thư mục home – thư mục user của bạn. Để thực hiện điều này, chúng ta cần thay đổi file /etc/apache2/httpd.conf. Do đây là file được sở hữu bởi root nên bạn sẽ cần thêm sudo để có thể thay đổi được file. Ở đây mình dùng vim, bạn có thể dùng các editor khác như sublime text hay nano nếu thích.

sudo vi /etc/apache2/httpd.conf

 

Vim edit httpd.config file

Vim edit httpd.config file

Tìm từ DocumentRoot, bạn sẽ thấy dòng sau:

DocumentRoot "/Library/WebServer/Documents"

Thay đổi đường dẫn thành folder dưới user của bạn. Ở đây tôi dùng thư mục webroot/wordpress

DocumentRoot "/Users/your_user/webroot/wordpress"

Bạn cũng cần thay đổi đường dẫn ở trong thẻ <Directory>

<Directory "/Users/your_user/webroot/wordpress">

Ở ngay trong block của <Directory> bạn sẽ thấy AllowOverride, hãy thay đổi nó thành như sau:

AllowOverride All

 

User & Group
Bây giờ Apache đã được thiết lập để trỏ tới thư mục /webroot/wordpress trong thư mục home của bạn. Tuy nhiên chúng ta vẫn có một vấn đề, đó là mặc định apache sẽ chạy dưới user _www và group _www. Điều này sẽ dẫn tới các vấn đề liên quan tới permisssion khi truy cập các file trong thư mục home. Chúng ta sẽ cần thay đổi chúng thành user mà bạn đang dùng và group staff. Vẫn ở trong file httpd.conf, bạn tìm 2 thiết lập User và Group và thay đổi chúng:

User your_user
Group staff

Đến đây chúng ta có thể save lại file httpd.conf. Gõ :wq và enter

Sau khi chỉnh sửa file httpd.conf thì tất nhiên bạn sẽ cần restart lại apache để cập nhật các thiết lập mới:

sudo apachectl restart

Bây giờ bạn cần tạo thư mục /webroot/wordpress ở trong thư mục home (your_user) của bạn. Ở trong thư mục /webroot/wordpress, chúng ta sẽ tạo thêm 1 file index.html với nội dung đơn giản: <h1>Hello Apache!!!</h1>.

Bây giờ hãy mở http://localhost bằng trình duyệt để kiểm tra xem nội dung chúng ta vừa viết có hiện ra không nhé. Nếu không bạn cần phải kiểm tra lại tất cả các bước vừa làm ở trên để chắc chắn mình đã thao tác đúng.

Vậy là chúng ta đã cấu hình và chạy được Apache trên Mac OS. Tiếp theo mình sẽ cùng các bạn tiếp tục cài đặt MySQL và PHP để bắt đầu code 😉

Cài đặt MySQL

  • Tải về MySQL tại http://dev.mysql.com/downloads/mysql/ (mình đề xuất tải bản DMG Archive), sau đó cài đặt (Lưu ý các bạn nên ghi nhớ mật khẩu default của user root khi cài đặt). Mở System Preferences, bạn sẽ thấy xuất hiện MySQL.
  • Hãy bấm vào đó và chọn Start MySQL Server.

 

Trở lại terminal và gõ lần lượt các lệnh sau

export PATH=${PATH}:/usr/local/mysql/bin

mysql -u root -p

Bước tiếp theo các bạn nhập password của user root lúc cài đặt.

Nếu mọi thứ đều ổn các bạn sẽ nhận được thông tin cài đặt mysql

Welcome to the MySQL monitor.  Commands end with ; or \g.
Your MySQL connection id is 62
Server version: 5.7.18

Copyright (c) 2000, 2017, Oracle and/or its affiliates. All rights reserved.

Oracle is a registered trademark of Oracle Corporation and/or its
affiliates. Other names may be trademarks of their respective
owners.

Type 'help;' or '\h' for help. Type '\c' to clear the current input statement.

Ok fine. Ở đây có 1 vấn đề duy nhất là pw default của user root quá lằng nhằng (nó bảo mật tất nhiên rồi), và ở môi trường dev bạn thực sự không cần thiết hoặc bạn muốn đổi pw thành tên crush chẳng hạn.

Thao tác đổi pw cho user root như sau

mysql> SET PASSWORD = PASSWORD('1234');
Query OK, 0 rows affected, 1 warning (0.00 sec)

mysql> FLUSH PRIVILEGES;
Query OK, 0 rows affected (0.00 sec)

mysql> quit

Connect PHP and MySQL

You need to ensure PHP and MySQL can communicate with one another. There are several options to do so. I do the following:

Bước tiếp theo các bạn cần cấu hình để PHP và MySQL có thể làm việc được với nhau. Gõ lần lượt các lệnh sau

cd /var
mkdir mysql
cd mysql
ln -s /tmp/mysql.sock mysql.sock

Như vậy, bạn đã hoàn tất việc cài đặt Apache, PHP và MySQL trên Mac OS X. Tuy nhiên, nếu dừng ở đây, bạn có thể chưa có trình soạn thảo để viết mã PHP (bạn có thể dùng vi, nhưng sẽ tiện lợi hơn nếu có một ứng dụng giao diện đồ họa), và sẽ phải quản trị MySQL bằng dòng lệnh.

Để viết mã PHP, bạn có thể dùng các ứng dụng như Dreamwaver,… Riêng mình thì chọn dùng SublimeText vì nó nhỏ gọn và miễn phí.

Để quản trị MySQL, bạn có thể tải và cài đặt phpMyAdmin. Ứng dụng này dễ cài và dễ sử dụng. Mình đề xuất thêm ứng dụng Sequel Pro vì nó là ứng dụng desktop có giao diện đồ họa, sẽ giúp bạn thao tác nhanh chóng hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể xem xét dùng MySQL Workbench – một công cụ khá mạnh giúp quản trị và thao tác với MySQL.

Xem thêm: https://jason.pureconcepts.net/2015/10/install-apache-php-mysql-mac-os-x-el-capitan/

 

Cập nhật cho Mac OS Sierra, Version 10.12

I face the same issue, I did two things to fix it properly. Following is my approaches.

Please check “/private/etc/apache2/extra/httpd-userdir.conf” file. Change

#Include /private/etc/apache2/users/*.conf

 

to

Include /private/etc/apache2/users/*.conf

 

And edit your “/etc/apache2/httpd.conf”

change

Options FollowSymLinks Multiviews

 

to

Options FollowSymLinks Multiviews Indexes

 

finally your doc root will be look like the following,

DocumentRoot "/Library/WebServer/Documents" 
<Directory "/Library/WebServer/Documents"> 
Options FollowSymLinks Multiviews Indexes 
MultiviewsMatch Any 
AllowOverride All 
Require all granted

 

Restart apache

sudo apachectl restart

 

Still you facing the problem, Kindly check How to Set up Apache in macOS Sierra 10.12

 

Cập nhật cách xử lý cho mac Monterey

Hướng dẫn tại link

March 18, 2017by thaotrinh
Học nghề

Laravel Request Lifecycle

Introduction

Khi bạn sử dụng tools trong “thế giới thực”, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn nếu bạn hiểu cách mà tool đó hoạt động. Trong các ứng dụng phần mềm cũng vậy, khi bạn hiểu về chắc chức năng phần mềm của mình, bạn sẽ cảm thấy thoải mái và tự tin khi sử dụng chúng.

Mục tiêu của tài liệu này là giúp bạn có được kiến thức (high-level) tổng quan tốt về cách mà Laravel framework làm việc. Bằng cách tìm hiểu tổng quan về framework, mọi thứ có vẻ sẽ bớt “ảo diệu” hơn và bạn sẽ trở nên tự tin khi xây dựng ứng dụng của mình. Nếu bạn không hiểu tất cả các điểu khoản ngay lập tức, đừng vội đầu hàng (don’t lose heart!). Hãy thử tìm hiểu từng khái niêm cơ bản trước và xem cách chúng hoạt động, và kiến thức của bạn sẽ tăng dần lên khi bạn khám phá các phần khác của tài liệu.

Lifecycle Overview

First Things
Bắt đầu của tất cả các requests tới ứng dụng Laravel là file public/index.php, tất cả các requests được điều hướng tới file này bằng cấu hình web server (Apache / Nginx). File index.php không chứa quá nhiều code. Thay vào đó nó là điểm bắt đầu để tải các phần của framework.

File index.php tải the Composer generated autoloader definition, và sau đó trả về một instance của ứng dụng Laravel từ đoạn mã trong bootstrap/app.php. Action đầu tiên tạo bởi Laravel là tạo ra một instance của ứng dụng / service container.

HTTP / Console Kernels
Tiếp theo, request sẽ được gửi tới HTTP kernel hoặc Console kernel, tùy thuộc vào loại request mà ứng dụng nhận được. 2 kernel này là trung tâm mà tất cả các request sẽ flow theo. Bây giờ, chúng ta sẽ tập trung vào HTTP kernel, được đặt trong app/Http/Kernel.

HTTP kernel kế thừa từ lớp Illuminate\Foundation\Http\Kernel, lớp này định nghĩa mảng bootstrappers sẽ chạy trước khi request được thực thi. Mảng bootstrappers này sẽ quản lý cấu hình lỗi, cấu hình logging, nhận diện môi trường của ứng dụng và thực thi các nhiệm vụ cần thiết phải hoàn thành trước khi request thực sự được thực thi.

HTTP kernel cũng định nghĩa một danh sách HTTP middleware mà tất cả các request sẽ phải chạy qua trước khi được quản lý bởi ứng dụng. Middleware này quản lý việc đọc và ghi HTTP session, xác định xem ứng dụng đang ở trạng thái bảo trì, xác thực CSRF token và rất nhiều tính năng khác.

Việc điều khiển của HTTP kernel rất đơn giản: nhận một Request và trả về một Response. Bạn có thể hiểu Kernel giống như một hộp đen lớn sẽ đại diện cho toàn bộ ứng dụng của bạn, nhận các HTTP Request và trả về các HTTP Response.

Service Providers

Một trong những actions quan trọng nhất của Kernel bootstrapping là loading service providers cho ứng dụng của bạn. Tất cả service providers cho ứng dụng được cấu hình trong file config/app.php. Đầu tiên, phương thức register sẽ được gọi trong tất cả các providers, sau đó, tất cả các providers sẽ được đăng ký (registered), lúc này phương thức boot sẽ được gọi.

Service providers sẽ chịu trách nhiệm khởi động tất cả các components khác nhau của framework, ví dụ như là database, queue, validation và routing. Kể từ khi chúng thực hiện khởi động và cấu hình tất cả tính năng được cung cấp bởi framework, service providers là phần quan trọng nhất của tiến trình thực thi Laravel.

Dispatch Request

Khi ứng dụng được khởi động và tất cả các service providers được đăng ký (registered), Request sẽ được chuyển đến bộ định tuyến (router) để gửi đi. Router sẽ gửi request tới một route hoặc một controller, cũng giống như chạy bất kì route đặc biệt nào trong middleware.

Focus On Service Providers

Service providers thật sự rất quan trọng trong việc khởi chạy ứng dụng Laravel. Khi một instance của ứng dụng được tạo, service providers sẽ được registered, và request sẽ được đưa đến (handed) ứng dụng bootstrapped. Nó thực sự rất đơn giản!

Nắm vững về cách một ứng dụng Laravel được xây dựng và khởi chạy thông qua service providers là rất quan trọng. Service providers mặc định trong ứng dụng của bạn được lưu trữ ở thư mục app/Providers

Mặc định, AppServiceProvider là rỗng. Provider này là nơi tốt nhất để thêm các đoạn mã khởi chạy cho ứng dụng của bạn và service container bindings. Tuy nhiên, với các ứng dụng lớn, bạn có thể tạo một vài service providers cho các mục đích khởi chạy khác nhau.

Tóm tắt

1. Tất cả các request gọi tới ứng dụng laravel đều chạy qua file public/index.php. File này load các phần của framework và tạo một instance của ứng dụng laravel.

2. Request sẽ chạy qua HTTP kernel hoặc Console kernel, HTTP kernel định nghĩa mảng Bootstrapper và HTTP middleware quản lý các cấu hình trước khi request được xử lý bởi ứng dụng.

3. Service providers sẽ chịu trách nhiệm khởi động tất cả các components khác nhau của framework.

4. Khi service providers được registered, request sẽ được gửi tới các route.

February 25, 2017by thaotrinh
Page 2 of 7«1234»...Last »

About me

Tìm kiếm nhanh

Đề xuất cho bạn

Installing & Configuring Apache on macOS using Homebrew and use Sites folder (Mac Monterey)

37 NGUYÊN TẮC GIAO TIẾP CHO ĐÀN ÔNG TỪ NĂM 1875

Tạo đối tượng trong C# từ url API hoặc Json String

Git hướng dẫn cơ bản cho người mới

Git hướng dẫn cơ bản cho người mới

Không phải làm bao nhiêu mà là tạo ra bao nhiêu

Không phải làm bao nhiêu mà là tạo ra bao nhiêu

Bài mới

  • 37 NGUYÊN TẮC GIAO TIẾP CHO ĐÀN ÔNG TỪ NĂM 1875
  • Định nghĩa công việc theo phương pháp S.M.A.R.T
  • Installing & Configuring Apache on macOS using Homebrew and use Sites folder (Mac Monterey)
  • Họp xong việc và họp thêm việc
  • Giá trị của Scrum Master trong case study của Leflair

Mọi người quan tâm

  1. Cài đặt và cấu hình Apache, MySQL trên macos - Thao Trinh - Người thích tự do và lang thang như gió on Installing & Configuring Apache on macOS using Homebrew and use Sites folder (Mac Monterey)

Chuyên mục

  • Agile (APM)
  • Chuyện nghề
  • Đọc
  • Học nghề
  • Làm thợ
  • Uncategorized

Tags

Agile Dev Kanban Marketing Nhóm Scrum Sách Sản phẩm Think Tôi tự học

Người học thức, tức là người thà biết ít mà thật biết những gì mình biết, còn những gì mình không biết, thì cũng biết rõ là mình không biết. “Không có sự dốt nát nhục nhã bằng tin tưởng rằng mình đã biết trong khi mình chưa biết”. Văn hóa là một vấn đề thuộc phẩm chứ không phải thuộc lượng

© 2015 copyright thaotrinhminh@gmail.com // All rights reserved // Privacy Policy