Thao Trinh – Người thích tự do và lang thang như gió - Thao Trinh – Người thích tự do và lang thang như gió
  • Trang chủ
  • Chuyện nghề
  • Đọc
  • Me
Thao Trinh – Người thích tự do và lang thang như gió - Thao Trinh – Người thích tự do và lang thang như gió
Trang chủ
Chuyện nghề
Đọc
Me
  • Trang chủ
  • Chuyện nghề
  • Đọc
  • Me
Đọc

37 NGUYÊN TẮC GIAO TIẾP CHO ĐÀN ÔNG TỪ NĂM 1875

37 NGUYÊN TẮC GIAO TIẾP CHO ĐÀN ÔNG TỪ NĂM 1875

Lời tác giả: Trích đoạn dưới đây nằm trong một quyển sách xuất bản năm 1875: A Gentleman’s Guide to Etiquette (Hướng dẫn lễ nghĩa dành cho đàn ông) của Cecil B. Hartley. Những quy tắc của Hartley dù đã hơn 100 năm tuổi, nhưng chúng vẫn còn rất đúng đắn cho đến ngày nay. Trong số đó có một số lời khuyên đắt giá – có khi còn khiến tôi phải phì cười.

1. Ngay cả khi bạn chắc chắn đối phương sai rành rành, hãy tỏ ra khoan thai, từ chối bàn luận thêm, hoặc khéo léo thay đổi chủ đề, nhưng đừng bướng bỉnh biện giải ý kiến của mình đến khi bạn trở nên tức giận… Có rất nhiều người xem ý kiến của mình là luật lệ, sẽ bảo vệ vị thế của mình bằng những câu từ như: “Nếu như tôi là tổng thống, hay thống đốc, tôi sẽ…” – và với những lý lẽ sục sôi ấy, họ lại chứng minh rằng mình không có khả năng chế ngự tính khí của bản thân, họ sẽ nỗ lực thuyết phục bạn rằng họ hoàn toàn đủ năng lực để điều hành chính quyền đất nước.

2. Giữ quan điểm chính trị nhất quán nếu có thể, nhưng đừng phô trương nó mọi lúc mọi nơi, và trên hết, đừng cố gắng bắt ép người khác đồng ý với bạn. Bình tĩnh lắng nghe suy nghĩ của họ về cùng một chủ đề, và nếu bạn không thể đồng ý, tranh luận lịch sự, và dù cho đối phương có nghĩ bạn là một nhà chính trị tồi, họ cũng phải thừa nhận rằng bạn là một người đàn ông đích thực.

3. Đừng gián đoạn lời nói của người khác, nói ra cái tên hoặc ngày tháng mà người khác đang đắn đo là rất thô lỗ, trừ phi họ nhờ đến bạn. Một vi phạm lễ nghĩa nghiêm trọng khác là đoán trước câu chuyện khi người khác đang kể lại, hay cướp lời đối phương và kể lại bằng lời của mình. Một số người viện cớ cho hành vi này, rằng người kể đã phá hư một câu chuyện hay bằng một cách thức tệ hại, nhưng điều này không bào chữa được cho sự việc. Thể hiện cho một người đàn ông hiểu rằng bạn nghĩ người ấy không có khả năng kết thúc một câu chuyện mà chính họ bắt đầu là rất bất lịch sự.

4. Bạn sẽ trông rất vô giáo dục nếu mang lại bầu không khí mệt mỏi khi người khác đang có một phát biểu dài, cũng như việc nhìn đồng hồ, đọc thư, nghịch nghịch trang sách, hay bất kỳ hành động nào khác cho thấy bạn đang chán ngán người nói hoặc chủ đề đang nói.

5. Trong cuộc trò chuyện thông thường, đừng bao giờ nói khi người khác đang nói, và cũng đừng bao giờ lên giọng để nhấn chìm người khác. Đừng bao giờ ngạo mạn, hoặc nói chuyện với giọng điệu độc đoán, hãy giữ cuộc trò chuyện luôn hòa nhã và thẳng thắn, không giả tạo.

6. Trừ phi được yêu cầu, đừng nói về công việc và chuyên ngành của bạn với mọi người, bó hẹp cuộc trò chuyện xung quanh chủ đề chuyên môn của riêng bạn là hành vi thiếu văn hóa và thô lỗ. Hãy giữ chủ đề trò chuyện phù hợp với đối phương. Cuộc trò chuyện chỉ vui vẻ, nhẹ nhàng đôi lúc cũng lạc quẻ như một nhà thuyết giảng ở bữa tiệc nhảy nhót. Hãy giữ cho cuộc trò chuyện nặng nề, nghiêm trọng hay vui vẻ, hân hoan phù hợp với thời điểm hoặc địa điểm.

7. Trong một cuộc tranh chấp, nếu bạn không thể hòa giải các bên, hãy rút lui. Bạn chắc chắn sẽ có thêm một kẻ thù, hoặc hai, nếu bênh vực bất kỳ ai khi hai bên đã mất bình tĩnh.

8. Trong một cuộc trò chuyện thông thường, đừng bao giờ cố gắng chỉ tập trung sự chú ý vào bản thân. Một hành vi bất lịch sự khác là trò chuyện với một người trong một nhóm, và lôi họ ra khỏi vòng tròn giao tiếp chung để nói chuyện chỉ với một mình bạn.

9. Một người đàn ông thông minh và có giáo dục thường rất khiêm tốn. Trong giao tiếp hằng ngày, có thể anh ta cảm thấy mình có nhiều kinh nghiệm học thức hơn những người xung quanh, nhưng sẽ không tìm cách khiến người khác cảm thấy thấp kém hay thể hiện lợi thế của mình trước mặt họ. Anh ta sẽ bàn luận thật đơn giản về chủ đề mà người khác đặt ra, và cố gắng tránh những chủ đề khiến họ không vui vẻ trò chuyện. Tất cả những gì anh nói đều được xem là lịch sự và tôn trọng cảm nhận, suy nghĩ của người khác.

10. Lắng nghe với sự chú tâm và bầu không khí hứng thú là một thành công vĩ đại, cũng giống như việc diễn thuyết giỏi. Là một người lắng nghe giỏi cũng cần thiết không kém gì là một người nói chuyện hay, và nhờ vào đặc tính của một người biết lắng nghe, bạn có thể phát hiện ra người có thói quen giao tiếp tốt.

11. Đừng bao giờ lắng nghe cuộc trò chuyện giữa hai người từng rời khỏi một nhóm. Nếu họ ở quá gần khiến bạn không thể không nghe thấy, bạn có thể đổi chỗ ngồi một cách thích hợp.

12. Giữ cho phần lời của bạn trong một cuộc trò chuyện thật khiêm tốn và súc tích cũng như nhất quán với chủ đề trò chuyện, và tránh những lời dài dòng và câu chuyện tẻ nhạt. Tuy nhiên, nếu người khác, cụ thể là một người đàn ông lớn tuổi, kể một câu chuyện dài, hoặc câu chuyện không mới đối với bạn, hãy lắng nghe với sự tôn trọng cho đến khi ông ấy dứt lời, trước khi bạn tiếp tục nói.

13. Bạn có thể nói về bản thân, nhưng ít thôi. Bạn bè sẽ nhận ra đức hạnh của bạn mà không khiến bạn phải nói ra, và bạn có thể tự tin rằng để lộ ra lỗi lầm của mình cũng là không cần thiết.

14. Nếu bạn chấp nhận những lời nịnh hót, bạn cũng phải chấp nhận khi người khác nói bạn ngu ngốc và kiêu ngạo.

15. Khi trò chuyện với bạn bè, đừng so sánh họ với nhau. Hãy nói về những điểm tốt của mỗi người, nhưng đừng nâng tầm đức hạnh của một người bằng cách tương phản với những điểm xấu của người khác.

16. Tránh những cuộc trò chuyện với chủ đề gây tổn hại một người không có mặt ở đó. Đàn ông đích thực sẽ không bao giờ thêu dệt hay nghe theo những lời vu khống.

17. Người đàn ông sắc sảo nhất sẽ trở nên tẻ nhạt và thiếu giáo dục khi anh ta cố gắng độc chiếm sự chú ý của đối phương, anh ta nên có cách cư xử khiêm tốn hơn.

18. Hạn chế dùng trích dẫn hay từ ngữ cao siêu. Chúng đôi lúc có thể thêm chút sắc sắc vào cuộc trò chuyện, nhưng nếu được dùng quá thường xuyên, chúng sẽ nhanh chóng trở nên nhạt nhẽo.

19. Đừng gian lận, điều ấy không thể hiện bạn khôn ngoan, mà là ngu ngốc.

20. Nói thật chính xác lời lẽ của bạn, đồng thời cũng đừng quá câu nệ mà chỉnh câu sửa chữ của người khác.

21. Đừng để ý khi người khác mắc lỗi ngôn ngữ. Xét nét từng câu từng chữ hay vạch lá tìm sâu ở những người xung quanh là rất thiếu văn hóa.

22. Nếu bạn là một chuyên gia hoặc là theo ngành khoa học, hạn chế sử dụng thuật ngữ chuyên ngành. Những từ ngữ ấy rất nhạt nhẽo, vì nhiều người không thể hiểu được chúng. Tuy nhiên, nếu bạn vô tình sử dụng từ ngữ chuyên ngành, cũng đừng giải nghĩa chúng, điều này còn tệ hơn nữa. Không ai cảm ơn bạn khi bạn chỉ ra sự ngu dốt của họ.

23. Khi trò chuyện với người nước ngoài không thạo tiếng Anh, hãy lắng nghe với sự tập trung cao độ, và đừng đề đạt từ ngữ, câu văn mà người ấy đang lúng túng. Hơn hết, không được thể hiện sự mất kiên nhẫn bằng lời nói hay cử chỉ nếu người ấy ngập ngừng và nhầm lẫn. Nếu bạn hiểu ngôn ngữ của họ, hãy nói với họ khi bạn mở lời, điều này không chỉ thể hiện sự hiểu biết, mà còn là lòng tử tế của bạn, vì người nước ngoài sẽ rất vui khi nghe và nói ngôn ngữ mẹ đẻ của mình trên một đất nước xa lạ.

24. Hãy cẩn thận khi đóng vai chú hề, vì bạn sẽ nhanh chóng trở thành “cây hài” trong một buổi tiệc, và việc không có tính cách ảnh hưởng rất tệ đến phẩm giá quý ông của bạn. Bạn trở thành trung tâm cho cả những trách móc lẫn những nhạo báng, và bạn hẳn sẽ nhận thấy rằng, cứ mỗi một người cười với bạn, sẽ có hai người cười bạn, và cứ mỗi một người ngưỡng mộ bạn, sẽ có hai người thầm khinh thường trò đùa của bạn.

25. Đừng khoe khoang. Chẳng hài hước gì khi nhắc đến tiền bạc, các mối quan hệ, hay những xa hoa của bạn đâu. Khoe khoang rằng bạn thân thiết với một người nào đó cũng tương tự. Nếu tên họ tự nhiên xuất hiện trong cuộc trò chuyện thì không có gì đáng ngại cả, nhưng nếu lúc nào cũng, “bạn của tôi, thống đốc C”, hoặc, “bạn rất thân của tôi, tổng thống”, người khác sẽ nghĩ bạn kiêu căng và vô vị.

26. Khi phủ nhận những trò đùa hướng đến bạn, đừng dùng thái độ cứng nhắc hoặc ánh mắt lạnh lẽo, khinh thường để đáp trả niềm vui vẻ trong sáng của người khác. Rất vô duyên khi bạn kéo cuộc trò chuyện trở nên chùng xuống khi mọi người đều đang nói chuyện vui vẻ, hài hước về bạn. Hãy niềm nở cùng tham gia với họ và tạm quên đi những suy nghĩ không vui, và bạn sẽ được yêu mến hơn nhiều so với khi phá tan bầu không khí vui vẻ hoặc nghiêm trọng hóa những đùa cợt thiện chí.

27. Khi lạc vào xã hội của những con người văn chương, đừng đặt câu hỏi về những tác phẩm của họ. Chỉ tỏ vẻ ngưỡng mộ tác phẩm của tác giả thì nhàm chán lắm, nhưng bạn có thể khiến họ vui lòng bằng cách trích dẫn câu văn của họ, hoặc vui vẻ liên hệ đến những tác phẩm, bạn sẽ chứng minh được rằng mình đã đọc và trân trọng chúng.

28. Khi tham gia vào một cuộc trò chuyện thông thường, trích dẫn câu nói bằng tiếng nước ngoài là rất bất lịch sự.

29. Dùng những câu từ mang hai ý nghĩa không ra dáng đàn ông chút nào.

30. Nếu bạn nhận thấy mình đang tức giận, hãy chuyển chủ đề hoặc giữ im lặng. Trong lửa giận, bạn có thể thốt ra những lời lẽ mà bạn sẽ không bao giờ sử dụng khi bình tĩnh, và bạn sẽ cay đắng hối hận một khi chúng vuột ra khỏi miệng.

31. “Đừng nhắc đến dây nhợ với một người có bố bị treo cổ” nghe thô tục nhưng lại là một tục ngữ phổ biến. Cẩn thận né tránh những chủ đề có thể liên tưởng đến tính cách, và bẻ lái ngay khi đụng đến chuyện gia đình. Nếu có thể, đừng cố tìm hiểu những bí mật xấu xí của bạn bè, nhưng nếu họ đặc biệt giãi bày với bạn, hãy xem đó là một cơ mật bất khả xâm phạm, và không bao giờ phản bội họ để tiết lộ với người thứ ba.

32. Nếu bạn từng đi du lịch, dù bạn luôn muốn cải thiện đầu óc trong những lần ngao du ấy, đừng lúc nào cũng nhắc đến những chuyến đi của mình. Không gì nhàm chán hơn một người suốt ngày lải nhải những câu, “Khi tôi ở Paris,” hay “Lúc ở Ý tôi đã thấy…”

33. Khi đặt câu hỏi về người bạn không biết tại một nơi đông người, tránh sử dụng tính từ, không thì rất có thể bạn sẽ hỏi người mẹ, “Cô gái xấu xí vụng về kia là ai vậy?” và nhận được, “Thưa ngài, đó là con gái tôi đấy.”

34. Đừng ngồi lê đôi mách, nếu là phụ nữ thì đáng ghét, nhưng là đàn ông thì lại đáng khinh.

35. Đừng thận trọng đề nghị giúp đỡ hay đưa ra lời khuyên đối với những quan hệ xã hội xã giao. Không ai cảm ơn bạn đâu.

36. Đừng nịnh hót. Lời khen tinh tế thì được chấp nhận, nhưng nịnh hót thì lại phô trương, lỗ mãng, và ghê tởm đối với người chín chắn. Nếu bạn nịnh hót cấp trên, họ sẽ hồ nghi bạn, nghĩ bạn có mưu đồ bất chính, nếu bạn nịnh hót phụ nữ, họ sẽ khinh thường bạn, nghĩ rằng bạn chẳng có gì khác để nói cả.

37. Một cô gái tinh tế sẽ cảm thấy được xem trọng nếu bạn nói chuyện với cô ấy về những chủ đề cao cả, mang tính xây dựng hơn là chỉ dùng từ ngữ khen ngợi. Ở trường hợp thứ hai, cô ấy sẽ cho rằng bạn nghĩ cô ấy không đủ trình để thảo luận những chủ đề to tát hơn, và bạn không thể trông mong cô ấy sẽ hài lòng khi bị coi là một người ngốc nghếch, vô dụng cần phải nịnh phải khen.

Người dịch: Thợ Săn Tiền Thưởng
Nguồn: http://www.artofmanliness.com/2013/06/19/37-conversation-rules-for-gentleman-from-1875/
February 6, 2023by thaotrinh
Agile (APM), Đọc

Định nghĩa công việc theo phương pháp S.M.A.R.T

thaotrinh.info__dinh-nghia-cong-viec-theo-phuong-phap-s-m-a-r-t

Nếu phải chọn một hành động quan trọng nhất trước khi bắt tay làm bất cứ một công việc nào, bạn sẽ chọn hành động gì? Tôi đã hỏi rất nhiều người và câu trả lời tôi thường nhận được là lập kế hoạch. Thật đáng tiếc, đó không phải là câu trả lời tốt. Lập kế hoạch chỉ nên là hành động đứng thứ hai bởi nó phải nhường chỗ cho hành động định nghĩa công việc. An bắt đầu việc học tiếng Anh bằng cách lên một lịch trình chi tiết về việc đăng ký một khoá học, dành mỗi thời gian cuối tuần để luyện tập thêm; sau 6 tháng thực hiện kế hoạch hoàn hảo, An có thể đọc và viết các tài liệu bằng tiếng Anh, song An vẫn thấy thất vọng vì khả năng giao tiếp của mình. Một kế hoạch hoàn hảo cùng những nỗ lực tuyệt vời đã được An thực hiện nhưng không mang lại hiệu quả như An mong đợi; chỉ vì An đã bỏ đi hành động đầu tiên, và cũng là hành động quan trọng nhất, định nghĩa hoàn thành cho việc học tiếng Anh.

An không phải là một trường hợp đặc biệt. Theo nghiên cứu của Đại học Scran-ton, chỉ 8% những người được khảo sát nói rằng họ đạt được mục tiêu của mình trong năm 2014, phần nhiều nói rằng họ không chắc chắn đạt được mục tiêu hay chưa. Điều này nghe thật nực cười, nhưng sự thực là, hầu hết chúng ta không thể đánh giá kết quả công việc của mình chỉ vì đã bỏ qua hoặc thực hiện rất sơ sài hành động quan trọng nhất định nghĩa công việc.

Phương pháp định nghĩa công việc SMART dựa trên 5 yếu tố tạo nên từ này: S.M.A.R.T = Specific, Measurable, Achievable, Relevant, Time-Bound. Trong đó:

Specific (Cụ thể). Nếu công việc mông lung, làm sao chúng ta biết phải làm gì?

Một trong những sai lầm chúng ta hay gặp phải là xác định công việc một cách mơ hồ; và mơ hồ nhất là việc chúng ta bước ra khỏi nhà vào buổi sáng chỉ với một công việc duy nhất: đi làm. Nhưng cụ thể đến mức lập trình chức năng A, gặp đối tác B… thì không nhiều người xác định được trước khi chúng ta bước chân ra khỏi nhà vào 8 giờ sáng.

Measurable (Đo được). Nếu công việc không đo được, làm sao chúng ta biết khi nào mình đã hoàn thành?

Đây chính là yếu tố chúng ta dễ dàng bỏ qua và rồi vắt kiệt sức mình với một công việc mơ hồ; và mơ hồ nhất có lẽ là việc kiếm tiền. Nhưng nếu không định nghĩa rõ ràng việc kiếm 5 triệu hay 10 triệu thì bao giờ chúng ta sẽ dừng lại đây? Trở thành tỉ phú đô la dù sao cũng khoa học hơn kiếm được nhiều tiền.

Achievable (Khả thi). Nếu công việc không khả thi, làm sao chúng ta thực hiện?

Chúng ta có thể nghĩ lớn, đặt ra những mục tiêu vĩ đại cho cuộc đời mình. Nhưng hãy lưu ý, đó chỉ là tầm nhìn; khi định nghĩa một công việc cụ thể, chúng ta cần chắc chắn rằng công việc đó khả thi tại thời điểm hiện tại hoặc tương lai gần. Gặp tổng thống Obama vào tuần sau để bàn về giải pháp chống khủng bố là một công việc bất khả thi với 99.999% dân số thế giới; tại sao không bắt đầu bởi việc gửi thư cho tổng thống Obama để nêu quan điểm của mình về giải pháp chống khủng bố vào tuần sau? Thật bất ngờ là công việc đó khả thi với ít nhất 30% dân số, những người sử dụng Internet; và chúng ta có thể thực hiện.

Relevant (Liên quan). Nếu công việc không có sự liên quan (tới cuộc sống, những mục tiêu khác), chúng ta thực hiện công việc có ý nghĩa gì?

Đây là điểm đặc biệt quan trọng, bởi trong thế giới cá nhân, chúng ta có thể có hàng trăm việc để làm mỗi ngày, hãy lựa chọn đúng công việc cần thiết.

Time-Bound (Có thời hạn). Nếu công việc không giới hạn thời gian, khi nào nó được bắt đầu và kết thúc?

Hãy nhớ lại phương pháp quản lý thời gian; bởi thời gian của chúng ta là hữu hạn, ai quản lý thời gian tốt hơn, người đó có khả năng thành công cao hơn.

Nguồn: Trích sách Agile Y (Hien Nguyen)

Ví dụ về một vài cách định nghĩa công việc:

22h tối gửi email các thông tin cho anh X gồm: file nội dung, file slide, xác nhận tham gia trình bày ngày 23.08. yêu cầu anh X confirm lại email.

22h tối viết bài blog về SMART dựa theo sách Agile Y, có thêm 3 ví dụ về đầu việc theo tiêu chí SMART.

10h sáng viết Review sách Agile Y về các nội dung: Agile, Dev, Phát triển cá nhân. Mỗi nội dung lấy 1 ví dụ (trích dẫn trong sách – 3 ví dụ)

January 10, 2023by thaotrinh
Làm thợ

Installing & Configuring Apache on macOS using Homebrew and use Sites folder (Mac Monterey)

Eventhough Apache ships with macOS, a better maintained version would be coming from Homebrew, also Apple is making noises about not supporting legacy software like PHP so in the future this may be more of a compulsory option.

macOS use to ship with both MySQL & PHP, but now since macOS Monterey, PHP has also been deprecated.

In this guide we look to add both MySQL and PHP and structure the workflow to use the User Sites folder as the document root. For MySQL/MariaDB you can either also install from Homebrew or as a standalone package.

First thing to do would be to remove the builtin Apache version of which in macOS Monterey Big Sur is Apache/2.4.46. or 2.4.48

Remove built-in Apache in macOS

You can test if Apache is running by issuing this command, which is checking Port 80:

sudo lsof -i:80

Output you may get back would be:

COMMAND PID USER   FD   TYPE             DEVICE SIZE/OFF NODE NAME

httpd   107 root    4u  IPv6 0xe356c4f54c26d40f      0t0  TCP *:http (LISTEN)

httpd   395 _www    4u  IPv6 0xe356c4f54c26d40f      0t0  TCP *:http (LISTEN)

This tells us that indeed httpd/Apache is running, no output would mean it’s not running.

Stop Apache running on computer restart by issuing:

sudo launchctl unload -w /System/Library/LaunchDaemons/org.apache.httpd.plist

That will unload the start up daemon and make the builtin macOS Apache incapacitated, test by issuing the previous command:

sudo lsof -i:80

Installing Apache with Homebrew

First make sure you have Homebrew set up and ready to go.

Install Apache which is known as the package name ‘httpd’:

brew install httpd

Final command line output should be:

DocumentRoot is /usr/local/var/www.

The default ports have been set in /usr/local/etc/httpd/httpd.conf to 8080 and in

/usr/local/etc/httpd/extra/httpd-ssl.conf to 8443 so that httpd can run without sudo.

To have launchd start httpd now and restart at login:

  brew services start httpd

Or, if you don't want/need a background service you can just run:

  apachectl start

==> Summary

????  /usr/local/Cellar/httpd/2.4.46_2: 1,657 files, 31.4MB

Set Apache to auto-start now and on computer restart:

brew services start httpd

The other 2 commands to stop or Restart Apache are:

brew services stop httpd

brew services restart httpd

By default the Apache Homebrew package is listening on Port 8080 and 8443, test by issuing:

sudo lsof -i:8080

Test the location of Apache/httpd

which httpd

Homebrew location is:

/usr/local/bin/httpd

If you are getting the default macOS location of /usr/sbin/httpd:

/usr/sbin/httpd

Restart the computer and try the location test again.

Changing the Port Number

Next is to change the port numbers from 8080 to 80

nano /usr/local/etc/httpd/httpd.conf

And change Listen 8080 to:

Listen 80

Restart Apache and web files will now be served over the default port 80.

brew services restart httpd

Changing the document root to be the old sites folder

Previously in macOS the web root directory which is missing by default is the ‘~/Sites’ folder in the User account. This makes sense to set up as a document root as it is logical and easily accessible.

You need to make a “Sites” folder at the root level of your account and then it will work. Once you make the Sites folder you will notice that it has a unique icon which is a throwback from a few versions older. Make that folder before you set up the configuration changes below

In the /usr/local/etc/httpd/httpd.conf file, find:

DocumentRoot "/usr/local/var/www"

Change to:

DocumentRoot /Users/shortusername/Sites

Change the shortusername to the one on your macOS account

Find:

<Directory "/usr/local/var/www"">

Change to:

<Directory "/Users/shortusername/Sites">

Find:

    #
    # AllowOverride controls what directives may be placed in .htaccess files.
    # It can be "All", "None", or any combination of the keywords:
    #   AllowOverride FileInfo AuthConfig Limit
    #
    AllowOverride None

Change to:

    #
    # AllowOverride controls what directives may be placed in .htaccess files.
    # It can be "All", "None", or any combination of the keywords:
    #   AllowOverride FileInfo AuthConfig Limit
    #
    AllowOverride All

Find:

User _www
Group _www

Change:

User shortusername
Group staff

Find:

#ServerName www.example.com:8080

Change:

ServerName localhost

Find and uncomment:

LoadModule rewrite_module lib/httpd/modules/mod_rewrite.so

Now the webroot is /Users/shortusername/Sites/ just add a index.html file there and view file via localhost/index.html in your browser

Apache Log File

To check any Apache errors or access you can find its log files:

/usr/local/var/log/httpd/error_log

/usr/local/var/log/httpd/access_log

Getting PHP Working

Follow this Homebrew PHP guide to download your required PHP versions.

In the /usr/local/etc/httpd/httpd.conf file add in required module – example uses PHP 8.

LoadModule php_module /usr/local/opt/php@8.0/lib/httpd/modules/libphp.so

Find:

<IfModule dir_module>
  DirectoryIndex index.html
</IfModule>

Change:

<IfModule dir_module>
  DirectoryIndex index.php index.html
</IfModule>

Also at the end of the file add in:

<FilesMatch .php>
SetHandler application/x-httpd-php
</FilesMatch>

Restart Apache:

brew services restart httpd

You can check PHP is running by adding <?php phpinfo(); ?> to a .php web hosted file and view the output.

That’s it, Apache is now set up and running with PHP enabled.

To remove Apache httpd

brew remove httpd

Nguồn: https://wpbeaches.com/installing-configuring-apache-on-macos-using-homebrew/
December 14, 2022by thaotrinh
Chuyện nghề

Họp xong việc và họp thêm việc

thaotrinh.info__hop-xong-viec-va-hop-them-viec

Mục đích của họp để làm gì?

Trong môi trường làm việc hiện đại, chúng ta đã quen với việc tham dự và thực hiện những cuộc họp. Nhưng rốt cục, chúng ta họp để làm gì?

Đây là một vài lý giải cho việc chúng ta cần họp.

  • Thông báo, thống nhất:
    • Muốn mọi người nắm được thông tin;
    • Muốn mọi người có cách làm việc chung, cách hiểu chung;
  • Thảo luận vấn đề – tìm giải pháp cho vấn đề có sẵn;
    • Tìm nguyên nhân;
    • Đưa kế hoạch hành động;
    • Cụ thể hóa việc thực hiện;
    • Phân bổ trách nhiệm thực hiện;
  • Review định kỳ: kiểm tra tiến độ, điều chỉnh kế hoạch hành động;
    • Định lượng công việc;
    • Phải làm gì tiếp theo;
    • Cần cộng tác;
    • Cách cộng tác;
  • Phải làm – Là trách nhiệm;

Những cảm xúc khi tham gia họp

  • Bị bắt đi họp; Bị bắt tổ chức họp;
  • Tôi có một ý tưởng cần chia sẻ;
  • Aka trốn việc 1 lúc – dù sau đó phải trả “nợ”;
  • Định kỳ phải làm; Quy trình nó thế;
  • Thật phiền phức;
  • Buồn ngủ;
  • Thấy mình thừa thừa;
  • Đi họp cũng oai;

Như bạn thấy, dù mục đích lớn bé, tốt ra sao. Cảm nghĩ của các thành viên luôn lẫn lộn và đôi khi không quan tâm tới cuộc họp.

Vậy làm thế nào để truyền tải mục đích cuộc họp, để họp hiệu quả? Tối đa lợi ích của nhiều bên?

Mọi người hẳn đã quen với các bước:
– Truyền thông
– Chuẩn bị
– Tham gia
– Tổng kết

Nhưng họp vẫn không hiệu quả? Vì sao vậy?

Các cuộc họp chồng chéo, sự cộng tác nhiều bên, có quá nhiều thông tin. Đôi khi một cuộc họp sinh ra chỉ để “họp” về một cuộc họp khác. Chúng ta có quá nhiều cuộc họp.

Vậy làm cách nào để họp bớt việc, chứ đừng họp thêm việc?

Một vài gợi ý để họp hiệu quả hơn

  • Tập trung tối đa đưa ra các hành động cụ thể, nhỏ, có trách nhiệm thực thi;
  • Không tập trung vào cá nhân;
  • Thiết lập Cơ chế nhắc;
  • Giữ những điều này lặp lại;
  • Giữ 5 giá trị Scrum;

Khác

Dưới đây là 1 bài viết khác về việc họp xong việc và họp thêm việc (tác giả nhatnk). Chia sẻ thêm để mọi người cùng suy ngẫm.

Công việc phụ thuộc lẫn nhau, cần hỗ trợ nhau, cần thống nhất để ra quyết định chung cho nên chúng ta họp. Thế nhưng không phải cuộc họp nào cũng giống cuộc họp nào.

Thông thường, nếu nhìn theo khía cạnh mục đích và tính chất của các phiên họp thì có thể thấy một số loại họp như: brainstorming, lập kế hoạch, check-in, rà soát, cải tiến…

Một trong những tiêu chí quan trọng để biết các phiên họp này có “thành công” hay không đó là xem nó có cung cấp một danh sách các hành động TỐT cần làm trong thời gian tới hay không.

Nhưng có một góc nhìn khác khá thú vị đó là nhìn vào kết quả của các phiên họp so với mục đích ban đầu của chúng, chúng ta sẽ thấy có 2 loại họp: Thêm việc và Xong việc.

Họp xong việc được hiểu đơn giản là họp xong thì đạt được mục đích ban đầu của nó, không cần họp nữa, không cần làm gì nữa (ngoài các hành động mới mà đã thống nhất được trong cuộc họp). Danh sách các hành động mới từ các phiên họp này thường cũng sẽ TỐT, góp phần cho công việc tiến lên phía trước.

Họp thêm việc thì ngược lại, họp xong vẫn không đạt được mục đích ban đầu, mà phải làm thêm nữa, phải họp tiếp thêm nữa để bàn tiếp. Danh sách công việc sau các phiên họp này thì thường là lặp lại những gì mình đã bàn trước đó, đến nay vẫn dở dang, vẫn phải tiếp tục làm.

Nguyên nhân lớn nhất dẫn đến dạng họp thêm việc là không có sự chuẩn bị chu đáo trước các cuộc họp. Chẳng hạn:

– Họp bàn kế hoạch mà không thu thập dữ liệu trước, suy nghĩ về định hướng trước thì e khó để có dữ liệu mà thảo luận cho thấu đáo, dẫn đến cuối cuộc họp sẽ có một hành động dạng như “tìm kiếm thêm dữ liệu để chốt…”
– Họp chốt kế hoạch mà không chuẩn bị trước kế hoạch chi tiết thì sau phiên họp sẽ có hành động dạng như “làm rõ việc A hơn, tìm hiểu cách làm việc B, tính thêm số C…”
– Họp brainstorming mà trước đấy mỗi cá nhân không suy nghĩ trước, chuẩn bị trước thì thường sẽ rất mất thời gian, và các ý tưởng được sản sinh trong vòng 5-10 phút thường có giá trị về mặt táo bạo, mới mẻ, đột phá chứ hiếm khi có giá trị về mặt khả thi và thực thế. Và sau mỗi phiên họp như vậy, khổ chủ (owner) vẫn phải về và hì hụi nghĩ tiếp.
Và có vô vàn những tình huống họp tương tự như vậy, họp xong cho “an tâm” là đã có họp rồi, chứ kết quả thì vẫn lẹt đẹt.

Vậy nên, theo tinh thần nhanh chóng hoàn thành công việc (finishing) chứ đừng kéo dài lê thê thì chúng ta nên làm hết sức để mỗi cuộc họp đều có thể kết thúc thực sự thông qua chuẩn bị cẩn thận cho từng phiên họp.

April 18, 2021by thaotrinh
Page 1 of 221234»1020...Last »

About me

Tìm kiếm nhanh

Đề xuất cho bạn

Installing & Configuring Apache on macOS using Homebrew and use Sites folder (Mac Monterey)

37 NGUYÊN TẮC GIAO TIẾP CHO ĐÀN ÔNG TỪ NĂM 1875

Tạo đối tượng trong C# từ url API hoặc Json String

Git hướng dẫn cơ bản cho người mới

Git hướng dẫn cơ bản cho người mới

Không phải làm bao nhiêu mà là tạo ra bao nhiêu

Không phải làm bao nhiêu mà là tạo ra bao nhiêu

Bài mới

  • 37 NGUYÊN TẮC GIAO TIẾP CHO ĐÀN ÔNG TỪ NĂM 1875
  • Định nghĩa công việc theo phương pháp S.M.A.R.T
  • Installing & Configuring Apache on macOS using Homebrew and use Sites folder (Mac Monterey)
  • Họp xong việc và họp thêm việc
  • Giá trị của Scrum Master trong case study của Leflair

Mọi người quan tâm

  1. Cài đặt và cấu hình Apache, MySQL trên macos - Thao Trinh - Người thích tự do và lang thang như gió on Installing & Configuring Apache on macOS using Homebrew and use Sites folder (Mac Monterey)

Chuyên mục

  • Agile (APM)
  • Chuyện nghề
  • Đọc
  • Học nghề
  • Làm thợ
  • Uncategorized

Tags

Agile Dev Kanban Marketing Nhóm Scrum Sách Sản phẩm Think Tôi tự học

Người học thức, tức là người thà biết ít mà thật biết những gì mình biết, còn những gì mình không biết, thì cũng biết rõ là mình không biết. “Không có sự dốt nát nhục nhã bằng tin tưởng rằng mình đã biết trong khi mình chưa biết”. Văn hóa là một vấn đề thuộc phẩm chứ không phải thuộc lượng

© 2015 copyright thaotrinhminh@gmail.com // All rights reserved // Privacy Policy